ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ CAN THIỆP NÚT BẠCH MẠCH RÒ DƯỠNG CHẤP MÀNG PHỔI

Lê Tuấn Linh 1,2, Nguyễn Ngọc Cương 2,
1 Trường ĐH Y Hà Nội
2 Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị tràn dưỡng chấp màng phổi bằng can thiệp nút bạch mạch qua da. Đối tượng phương pháp: nghiên cứu mô tả hồi cứu trên các bệnh nhân rò dưỡng chấp màng phổi đã được điều trị can thiệp từ 1.2019 đến 8.2023. Kết quả: Tuổi trung bình 49,1±12,4 tuổi (27- 74 tuổi) với tỷ lệ Nam: Nữ 1,8. Đa số bệnh nhân tràn dưỡng chấp màng phổi phải (86%). Nguyên nhân thuộc hai nhóm là tràn dưỡng chấp sau phẫu thuật/chấn thương 68%, tự phát do dị dạng đường bạch huyết hoặc vô căn chiếm 32%. Kết quả can thiệp điều trị qua da thành công chiếm 92% với 23 ca khỏi tràn dịch, 2 ca điều trị không thành công là hai ca tràn dưỡng chấp màng phổi tự phát được điều trị bằng gây dính màng phổi. Tai biến xảy ra ở 2 bệnh nhân rò túi mật được điều trị bằng phẫu thuật nội soi cắt túi mật. Không có tai biến liên quan đến tàn tật và tử vong. Kết luận: tràn dưỡng chấp màng phổi thường gặp sau sang chấn hoặc tự phát. Điều trị can thiệp nút bạch mạch là phương pháp hiệu quả cao, nhất là nhóm nguyên nhân rò dịch màng phổi sau sang chấn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

M. Soto-Martinez and J. Massie, ‘Chylothorax: Diagnosis and Management in Children’, Paediatr. Respir. Rev., vol. 10, no. 4, pp. 199–207, Dec. 2009, doi: 10.1016/j.prrv.2009.06.008.
2. J. S. Orange, et al, ‘Acute chylothorax in children: selective retention of memory T cells and natural killer cells’, J. Pediatr., vol. 143, no. 2, pp. 243–249, Aug. 2003, doi: 10.1067/S0022-3476(03)00305-6.
3. S. Lv et al., ‘A review of the postoperative lymphatic leakage’, Oncotarget, vol. 8, no. 40, pp. 69062–69075, Apr. 2017, doi: 10.18632/ oncotarget.17297.
4. Cương N. N., et al., ‘đánh giá kết quả bước đầu kỹ thuật nút tắc ống ngực điều trị rò dưỡng chấp tại bệnh viện đại học y hà nội’, 2020.
5. C. H. Doerr, et al, ‘Etiology of Chylothorax in 203 Patients’, Mayo Clin. Proc., vol. 80, no. 7, pp. 867–870, Jul. 2005, doi: 10.4065/80.7.867.
6. G. J. Nadolski and M. Itkin, ‘Thoracic Duct Embolization for Nontraumatic Chylous Effusion: Experience in 34 Patients’, CHEST, vol. 143, no. 1, pp. 158–163, Jan.2013, doi:10.1378/chest.12-0526.
7. A. Gurevich et al., ‘Nontraumatic Chylothorax and Chylopericardium: Diagnosis and Treatment Using an Algorithmic Approach Based on Novel Lymphatic Imaging’, Ann. Am. Thorac. Soc., vol. 19, no. 5, pp. 756–762, May 2022, doi: 10.1513/AnnalsATS.202103-262OC.
8. S. K. Nair, et al, ‘Aetiology and management of chylothorax in adults’, Eur. J. Cardiothorac. Surg., vol. 32, no. 2, pp. 362–369, Aug. 2007, doi: 10.1016/j.ejcts.2007.04.024.
9. C. Bolger, et al, ‘Chylothorax after oesophagectomy’, Br. J. Surg., vol. 78, no. 5, pp. 587–588, May 1991, doi: 10.1002/ bjs.1800780521.
10. V. Pamarthi et al., ‘Thoracic Duct Embolization and Disruption for Treatment of Chylous Effusions: Experience with 105 Patients’, J. Vasc. Interv. Radiol., vol. 25, no. 9, pp. 1398–1404, Sep. 2014, doi: 10.1016/j.jvir.2014.03.027.