ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG MẮC BỆNH BỤI PHỔI SILIC TẠI 5 TỈNH CỦA VIỆT NAM NĂM 2019-2020

Nguyễn Thanh Thảo 1,, Nguyễn Thị Hường 1, Lê Thị Thanh Xuân 1, Phạm Thị Quân 1, Phan Thị Mai Hương 1, Nguyễn Ngọc Anh 1, Tạ Thị Kim Nhung 1, Nguyễn Xuân Phúc 1
1 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Bệnh bụi phổi silic là bệnh tiến triền không hồi phục ở người lao động tiếp xúc trực tiếp với bụi silic và để lại hậu quả lâu dài lên sức khỏe của người lao động. Nghiên cứu được thực hiện tại 5 tỉnh Hải Dương, Thái Nguyên, Bình Định, Phú Yên và Đồng Nai năm 2019-2020 trên 960 người lao động mắc bệnh bụi phổi silic cho kết quả: 86,25% là nam giới; thâm niên nghề nghiệp trung bình là 13,56± 8,8 năm; cao nhất là nhóm có thâm niên nghề nghiệp từ 6-10 năm (26,98%); chủ yếu ở bộ phận luyện kim (34,69%). Triệu chứng cơ năng: mệt mỏi (28,23%), sút cân (8,85%), khạc đờm (27,6%), ho (22,4%), khó thở (16,46%), đau ngực (15,63%). Triệu chứng thực thể: rì rào phế nang giảm (10,31%), ran ẩm (46,67%), ran nổ (30%). Cần khai thác tiền sử nghề nghiệp để có thể chẩn đoán sớm bệnh bụi phổi silic và thực hiện giám sát, quản lý bệnh bụi phổi silic suốt đời theo hướng dẫn của ngành y tế.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Khương Văn Duy. Bệnh bụi phổi silic (Silicosis) nghề nghiệp. Bệnh nghề nghiệp – Giáo trình đào tạo sau đại học. Nhà xuất bản Y học: Đại học Y Hà Nội; 2017.64-81.
2. Nguyễn Ngọc Anh, Lê Thị Thanh Xuân, Khương Văn Duy và cs. Đặc điểm các hình ảnh bất thường trên phim Xquang phổi của người lao động luyện thép tiếp xúc bụi silic tại Thái Nguyên năm 2019. Tạp chí Nghiên cứu y học. 2020;129(5):139-145.
3. Barber CM, Fishwick D, Carder M, et al. Epidemiology of silicosis: reports from the SWORD scheme in the UK from 1996 to 2017. Occup Environ Med. 2019;76(1):17-21.
4. Anh NN, Xuân LTT, Hương LT, Quân PT, Quỳnh NT. Đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân bụi phổi silic điều trị tại bệnh viện phổi trung ương, năm 2019-2020. Tạp chí Y học Việt Nam. 2021; 509(2). doi: 10.51298/vmj.v509i2.1789
5. Dyspnea. Mechanisms, Assessment, and Management: A Consensus Statement. Am J Respir Crit Care Med. 1999;159(1):321-340. doi:10.1164/ajrccm.159.1.ats898
6. Koskinen H. Symptoms and clinical findings in patients with silicosis. Scand J Work Environ Health. 1985;11(2):101-106. doi:10.5271/sjweh.2247
7. Lê Thị Hằng (2007). Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học bệnh bụi phổi – silic ở công nhân sản xuất vật liệu xây dựng và hiệu quả biện pháp can thiệp – Luận án tiến sĩ – Cơ sở dữ liệu toàn văn.