KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT NỘI SOI CẤP CỨU VỠ BÀNG QUANG TRONG PHÚC MẠC TRONG BỆNH CẢNH ĐA CHẤN THƯƠNG TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật nội soi cấp cứu vỡ bàng quang trong phúc mạc trong bệnh cảnh đa chấn thương tại bệnh viện hữu nghị Việt Đức nhằm chia sẻ kinh nghiệm điều trị phối hợp đa chuyên khoa. Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 71 bệnh nhân vỡ bàng quang được điều trị tại bệnh viện Việt Đức. Kết quả: Trong tổng số 71 bệnh nhân nghiên cứu, nhóm tuổi thường gặp là < 30 tuổi có 35/71 bệnh nhân (chiếm 49,3%), tiếp đến là nhóm tuổi từ 31-50 tuổi là 26/71 bệnh nhân (36,6%). Tuổi trung bình trong nhóm nghiên cứu là 34,5 ± 12,8 tuổi. Nguyên nhân do tai nạn giao thông chiếm 81,7%, tai nạn lao động 15,5%. Sốc chấn thương chiếm 36,6%, 2,8% bệnh nhân có viêm phúc mạc. Kết quả chụp X quang vỡ xương chậu 11,3%. Kết quả chụp cắt lớp vi tính tổn thương tại vị trí vòm bàng quang có 38 BN (53,5%), tổn thương tại 2 thành bên bàng quang chiếm 46,5%. Nút mạch chậu 100% các trường hợp, nút mạch tạng 50%. Phẫu thuật nội soi khâu vỡ bàng quang được thực hiện sau đó. Thời gian rút sonde tiểu trên 6 ngày chiếm tỉ lệ cao nhất 93%. Kết luận: Việc kết hợp can thiệp ít xâm lấn bằng nút mạch các tạng tổn thương phối hợp (gan, lách, vỡ xương chậu) trong bệnh cảnh đa chấn thương có vỡ bàng quang là phương pháp điều trị hiệu quả, an toàn
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
2. Lê Việt Khánh, Trần Bình Giang (2017), “Nghiên cứu ứng dụng của phẫu thuật nội soi chẩn đoán và điều trị các thương tổn tạng rỗng trong chấn thương bụng kín”, Luận án Tiến sỹ Y học Trường Đại học Y Hà Nội.
3. Nguyễn Xuân Toàn, Ngô Xuân Thái (2014), “Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi trên chấn thương bụng kín có vỡ bàng quang trong phúc mạc”. Y Hoc TP. Ho Chi Minh, 18, 45 – 50.
4. Nguyễn Hồng Thanh (2012), “Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật vỡ bàng quang do chấn thương tại Bệnh viện Việt Đức từ tháng 1/2008 – tháng 6/2012”, Luận văn thạc sỹ y khoa, Đại học y Hà Nội.
5. Nguyễn Ngọc Đức (2016) “Đánh giá kết quả can thiệp nội mạch chảy máu do vỡ xương chậu” Luận văn bác sỹ nội trú đại học Y Hà Nội
6. Nguyễn Ngọc Toàn. (2014). Nghiên cứu điều trị gãy khung chậu không vững bằng khung cố định ngoài. Luận văn tiến sỹ y học. Học viện quân Y.
7. Geeraerts T., Chhor V., et al, (2007). Review: Clinical Review: Initial management of Blunt Pelvic Trauma Patients with Haemodynamic instability. Critical Care, 11(1), pp. 1-09.
8. Pavelka T. (2010). Urogenital trauma associated with pelvic ring fractures. Acta Chir Orthop Traumacol Cech, 77(1), pp. 18- 23.