HỘI CHỨNG HẬU HUYẾT KHỐI SAU ĐIỀU TRỊ NGOẠI KHOA HUYẾT KHỐI TĨNH MẠCH SÂU CHI DƯỚI CẤP TÍNH

Phi Long Lê 1,, Hoài Nam Nguyễn 2
1 Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM
2 Đại học Y Dược TP.HCM

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát tỉ lệ hội chứng hậu huyết khối sau điều trị ngoại khoa huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới. Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả, đối tượng nghiên cứu là các bệnh nhân huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới đoạn chậu – đùi ở thời điểm 6 tháng sau khi được điều trị ngoại khoa (phẫu thuật lấy huyết khối, can thiệp nội mạch tiêu sợi huyết) tại khoa Lồng ngực – Mạch máu Bệnh viện Đại học Y dược Tp Hồ Chí Minh từ tháng 01/2016 đến tháng 12/2020. Kết quả: 65 bệnh nhân được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật (PT) mổ mở, 50 bệnh nhân được điều trị bằng can thiệp nội mạch (CTNM) bơm tiêu sợi huyết tại chỗ. Tuổi trung bình là 47,3 ± 15,0 tuổi. Độ tuổi thường gặp nhất là từ 40 - 60 tuổi chiếm tỉ lệ 39,1%.  98,3% bệnh nhân có hình ảnh huyết khối hoàn toàn trên chụp cắt lớp vi tính. Hội chứng May-Thurner chiếm tỉ lệ 68,7%. Hội chứng hậu huyết khối sau can thiệp điều trị chiếm tỉ lệ 28,9%, trong đó nhóm PT là 30,2% và nhóm CTNM là 26,5%. Không ghi nhận sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỉ lệ hội chứng hậu huyết khối ở 2 nhóm điều trị với p=0,72. Có sự liên quan có ý nghĩa thống kê giữa thời gian khởi phát và hội chứng hậu huyết khối:  BN có triệu chứng khởi phát > 7 ngày có tỉ lệ hội chứng hậu huyết khối cao hơn so với nhóm < 7 ngày. Bệnh nhân có tắc nghẽn sau 6 tháng điều trị có tỷ lệ hội chứng hậu huyết khối cao hơn so với không có tổn thương tắc nghẽn. Kết luận: Hội chứng hậu huyết khối là một vấn đề cần quan tâm theo dõi sau điều trị huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới cấp tính.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Prandoni P, Lensing A (1996), “The long term clinical course of acute deep venous thrombosis”, Ann Intern Med, p125.
2. Kahn S.R., Partch H., Vedantham S., et al (2009), “Definition of post-thrombitic syndrome of the leg for use in clinical investigations: a recommendation for standardization”, Journal of thrombosi and haemostasis, 7, p.879-883
3. Park C, So BJ (2015). “Long-Term Results of Catheter-Directed Thrombolysis Combined with Iliac Vein Stenting for Iliofemoral Deep Vein Thrombosis”. Vasc Specialist Int., 31(2): 47-53. doi: 10.5758/vsi.2015.31.2.47.
4. Patrick H. Carpenter, Peter Gloviczki (2017), “Outcome assessment in acute venous disease”, Handbook of Venous disorders, 4th edition pp.763
5. Kahn S.R, Kearon C, Julian JA, et al (2005), “Predictors of the postthrombotic syndrome during long-term treatment of proximal deep vein thrombosis”, J. Thromb Haemost, pp.718-23.
6. Cornwall JV, Doré CJ, Lewis JD (1986), “Leg ulcers: Epidemiology and aetiology”, Br. J. Surg, pp.693-6
7. Hölper P, Kotelis D, Attigah N, Hyhlik-Dürr A, et al (2010), “Longterm results after surgical thrombectomy and simultaneous stenting for symptomatic iliofemoral venous thrombosis”. Eur J Vasc Endovasc Surg., 39(3): 349-55. doi: 10.1016/j.ejvs.2009.09.028. Epub 2010 Jan 8. PMID: 20060755
8. Ignatyev IM (2020). “Surgical Thrombectomy for Treatment of Acute Iliofemoral Venous Thrombosis”. Austin J Surg. 7(1): 1242.