ĐỘ NHẠY VÀ ĐỘ ĐẶC HIỆU CỦA THANG ĐIỂM M-CHAT DO GIÁO VIÊN MẦM NON CẦN THƠ THỰC HIỆN Ở TRẺ 18-36 THÁNG TẠI NHÀ TRẺ

Nguyễn Minh Phương 1, Trần Thiện Thắng 1,, Nguyễn Ngọc Việt Nga 2,3, Nguyễn Đức Trí 2, Nguyễn Thanh Tuyền 2
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
2 Bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ
3 Sở Y Tế Thành Phố Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Tổng quan: Rối loạn phổ tự kỷ là một rối loạn phức tạp ở não bộ có thể được tầm soát từ sớm với thang điểm M-CHAT bởi giáo viên tại các trường mầm non. Đánh giá độ nhạy và độ đặc hiệu của thang điểm này do giáo viên sàng lọc là điều cần thiết. Mục tiêu: Tính độ nhạy và độ đặc hiệu của thang điểm M-CHAT do giáo viên mầm non cần thơ thực hiện ở trẻ 18-36 tháng tại các cơ sở giáo dục mầm non. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 5827 trẻ 18-36 tháng tuổi đang học tại các trường mầm non ở thành phố Cần Thơ. 502 giáo viên được tập huấn và đánh giá thang điểm M-CHAT cho trẻ từ 18-36 tháng tuổi. Tất cả trẻ được thăm khám lại với bác sĩ chuyên khoa tâm thần và chẩn đoán rối loạn bằng tiêu chuẩn DSM-5. Kết quả: có 5827 trẻ được đánh giá và ghi nhận 408 (7,00%) trẻ dương tính với thang điểm M-CHAT, 93 trẻ (1,59%) mắc rối loạn phổ tự kỷ, độ nhạy và độ đặc hiệu của thang điểm lần lượt là 97,85% và 94,47%. Câu hỏi trong thang điểm M-CHAT có tỷ lệ dương tính cao nhất là câu 12 với 19,65%, thấp nhất là câu 13 với 0,79%, còn lại tỷ lệ từ 1,59% đến 5,89%. Kết luận: M-CHAT là công cụ có độ nhạy và độ đặc hiệu cao, giáo viên mầm non sau khi được tập huấn có thể sử dụng để đánh giá nguy cơ rối loạn phổ tự kỷ cho trẻ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. American Psychiatric Association (2013), Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders 5th Edition, Washington DC, p.50
2. Centers for Disease Control and Prevention (CDC. (2009). Prevalence of autism spectrum disorders-Autism and developmental disabilities monitoring network United States. 2006. Morbidity and mortality’ weekly report. Surveillance summaries (Washington. DC: 2002). 58(WY 1-20)
3. Shaw, K. A., Maenner, M. J., Bakian, A. V., et al (2021) “Early identification of autism spectrum disorder among children aged 4 years—Autism and Developmental Disabilities Monitoring Network, 11 sites, United States, 2018” MMWR Surveillance Summaries, 70(10), 1.DOI:10.15585/ mmwr.ss6903a1
4. Trần Thiện Thắng (2019), “Khảo sát tỷ lệ trẻ từ 18-36 tháng có biểu hiện rối loạn phổ tự kỷ tại phòng khám bệnh viện nhi đồng cần thơ bằng thang điểm M-Chat”, Tạp Chí Y Dược Học Cần Thơ, 22-25,tr. 293-304.
5. Thi Vui L, Minh DD, Thuy Quynh N et al. Early screening and diagnosis of autism spectrum disorders in Vietnam: A population based cross-sectional survey. Journal of Public Health Research, 2022;11(2): jphr-2021.DOI: 10.4081/ jphr.2021.2460
6. Wieckowski, A. T., Williams, L. N., Rando, et al (2023), “Sensitivity and specificity of the modified checklist for autism in toddlers (Original and Revised): a systematic review and meta-analysis”. JAMA pediatrics. DOI:10.1001/ jamapediatrics.2022.5975
7. Liu Y. et al (2016), “Knowledge, attitudes, and perceptions of autism spectrum disorder in a stratified sampling of preschool teachers in China”, BMC Psychiatry. DOI: 10.15585/ mmwr.ss6903a1
8. Nguyễn Minh Phương, Trần Thiện Thắng, Phan Việt Hưng và cộng sự (2021), “khảo sát tỷ lệ trẻ từ 18-36 tháng có biểu hiện rối loạn phổ tự kỷ bằng thang điểm m-chat tại trường mầm non ở thành phố cà mau 2020”, Tạp chí Y Học Việt Nam, Tập 502(1) https://doi.org/10.51298/ vmj.v502i1.574
9. Nguyễn Đức Trí, Trần Diệp Tuấn, (2014), “Nghiên cứu tỷ lệ M-CHAT dương tính Một khảo sát tại cộng đồng trẻ học mầm non từ 16‐36 tháng trong Quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ”, Tạp chí nghiên cứu y học TP. Hồ Chí Minh, 18, tr.454-458.
10. Nguyễn Minh Phương, Phan Việt Hưng, Trần Thiện Thắng, Lê Hoàng Mỹ, Thái Huỳnh Ngọc Trân, Võ Văn Thi (2023) “khảo sát tỷ lệ trẻ từ 18 tháng đến 36 tháng có nguy cơ rối loạn phổ tự kỷ bằng thang điểm M-Chat-R/F và một số yếu tố liên quan tại các trường mầm non ở tỉnh cà mau năm 2022” . Tạp chí Y Dược học Cần Thơ, 62, 207-214. https://doi.org/10.58490/ ctump. 2023i62.1400