VẠT DA QUY ĐẦU CÓ CUỐNG MẠCH ĐIỀU TRỊ LỖ TIỂU THẤP THỂ SAU HAI THÌ: 40 BỆNH NHÂN ĐẦU TIÊN VÀ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục đích: mô tả kỹ thuật mổ 2 thì sử dụng vạt da quy đầu có cuống mạch điều trị lỗ tiểu thấp thể sau và kết quả phẫu thuật. Đối tượng và phương pháp: Tiến hành hồi cứu 40 bệnh nhân nam đầu tiên được hoàn thành phẫu thuật 2 thì sử dụng vạt da quy đầu có cuống mạch điều trị lỗ tiểu thấp thể sau từ 08.2017 – 12.2022. Tại khoa Ngoại Tiết Niệu, Bệnh viên Nhi Trung ương. Kết quả: gồm 40 bệnh nhân lỗ tiểu thấp thể nặng được phẫu thuật 2 thì theo phương pháp sử dụng vạt da quy đầu có cuống mạch. Lỗ niệu đạo tại gốc dương vật chiếm đa số với tỉ lệ 67,5% trường hợp. Tuổi trung vị phẫu thuật thì 1 là 4,0 tuổi (3 – 4,5 tuổi), thì 2 là 4,5 tuổi (4 – 5,5 tuổi) và khoảng thời gian trung vị giữa 2 lần phẫu thuật là 11 tháng (8 -14 tháng), thời gian theo dõi sau phẫu thuật thì 2 là 38 tháng (36,6 – 40,2 tháng). 100% vạt da sau phẫu thuật thì 1 đạt tốt, không có bệnh nhân nào xuất hiện cong dương vật tái phát tại thời điểm theo dõi. Tỉ lệ thành công khá cao chiếm 77,5% và biến chứng với tỉ lệ là 22,5%. Phần lớn xuất hiện với 1 biến chứng và phổ biến là rò niệu đạo chiếm 17,5% trường hợp. Hơn nữa, biến chứng viêm niệu đạo, túi thừa niệu đạo và toác quy xuất hiện thấp. Không có bệnh nhân nào xuất hiện hẹp niệu đạo hay hẹp miệng sáo sau phẫu thuật, không có trường hợp nào xuất hiện vấn đề nghiêm trọng da dương vật. Tất cả trường hợp có cách đi tiểu bình thường và đạt tính thẩm mỹ tại thời điểm theo dõi. Kết luận: kết quả nghiên cứu theo kỹ thuật này có tỉ lệ biến chứng khá thấp và không có biến chứng hẹp niệu đạo và hẹp miệng sáo.
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
2. Wang CX, Zhang WP, and Song HC (2019). Complications of proximal hypospadias repair with transverse preputial island flap urethroplasty: a 15-year experience with long-term follow-up. Asian J Androl, 21(3): 300-303.
3. Babu R and Chandrasekharam VS (2021). Meta-analysis comparing the outcomes of single-stage (foreskin pedicled tube) versus two-stage (foreskin free graft & foreskin pedicled flap) repair for proximal hypospadias in the last decade. Journal of Pediatric Urology, 17(5): 681-689.
4. McNamara ER, Schaeffer AJ, Logvinenko T et al (2015). Management of Proximal Hypospadias with 2-Stage Repair: 20-Year Experience. J Urol, 194(4): 1080-1085.
5. Long CJ, Chu DI, Tenney RW, et al (2017). Intermediate-Term Followup of Proximal Hypospadias Repair Reveals High Complication Rate. J Urol, 197(3 Pt 2): 852-858.
6. Joshi RS, Bachani MK, Uttarwar A.M et al (2015). The Bracka two-stage repair for severe proximal hypospadias: A single-center experience. J Indian Assoc Pediatr Surg, 20(2): 72-6.
7. Saltzman AF, Carrasco AJr, Colvin A, et al (2018). Patients with disorders of sex development and proximal hypospadias are at high risk for reoperation. World J Urol, 36(12): 2051-2058
8. Wani SA, Baba AA, Mufti GN et al (2020). Bracka versus Byar's two-stage repair in proximal hypospadias associated with severe chordee: a randomized comparative study. Pediatr Surg Int, 36(8): 965-970.
9. Yang T, Zou Y, Zhang L et al (2014). Byars two-stage procedure for hypospadias after urethral plate transection. J Pediatr Urol, 10(6): 1133-7.
10. Bracka A (1995). Hypospadias repair: the two-stage alternative. British Journal of Urology, 76, Suppl. 3, 31-41.