ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG CỦA NGƯỜI BỆNH NHƯỢC CƠ SAU PHẪU THUẬT CẮT TUYẾN ỨC

Đinh Thị Lợi 1,, Nguyễn Văn Tuận 1, Nguyễn Anh Tuấn 2
1 Bệnh viện Bạch Mai
2 Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhược cơ sau phẫu thuật cắt tuyến ức. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu 66 bệnh nhân nhược cơ đã cắt tuyến ức tại Trung tâm Thần kinh, Khoa Phẫu thuật lồng ngực - Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 10/2019 đến tháng 01/2023. Kết quả: Tuổi trung bình của bệnh nhân 44,42±11,59 tuổi, tuổi dưới 50 (chiếm 71,2%), nữ giới có 65,2%. Thời gian mắc bệnh trung bình là 3,28±2,84 năm; tỷ lệ test kháng thể kháng AchR dương tính 80,3%; test kích thích thần kinh lặp lại dương tính 75,8%. Bệnh nhân được cắt bỏ hoàn toàn tuyến ức (72,7%). Kết quả giải phẫu bệnh có 56,1% bệnh nhân ung thư; 43,9% quá sản tuyến ức. Tỷ lệ các triệu chứng lâm sàng giảm sau phẫu thuật, triệu chứng sụp mi (giảm từ 72,7% xuống còn 56,1%); nói khó (53,0% xuống 22,7%); nuốt khó (28,8% xuống 13,6%); p<0,05. Chưa thấy sự khác biệt trước và sau phẫu thuật có ý nghĩa thống kê ở các triệu chứng nhìn đôi, khó thở, yếu mỏi cơ chân tay. Tỷ lệ cơn nhược cấp trước can thiệp 43,9% giảm còn 37,9%, p>0,05. Sau phẫu thuật người bệnh giai đoạn I chiếm 7,6% tăng lên 41,4%; giai đoạn II trở lên 92,4% giảm còn 57,6%; p<0,05. Kết luận: Bệnh nhân nhược cơ sau phẫu thuật cắt tuyến ức có cải thiện các triệu chứng lâm sàng rõ rệt.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Conti-Fine, B.M., M. Milani, and H.J. Kaminski, Myasthenia gravis: past, present, and future. The Journal of clinical investigation, 2006. 116(11): p. 2843-2854.
2. Phùng Anh Tuấn, Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh và giá trị của cộng hưởng từ trong đánh giá tổn thương tuyến ức ở bệnh nhân nhược cơ. 2018: Đại học Y Hà Nội.
3. Beghi, E., et al., Prognosis of myasthenia gravis: a multicenter follow-up study of 844 patients. Journal of the neurological sciences, 1991. 106(2): p. 213-220.
4. Davenport, E. and R.A. Malthaner, The role of surgery in the management of thymoma: a systematic review. The Annals of thoracic surgery, 2008. 86(2): p. 673-684.
5. Mai Văn Viện, Đánh giá kết quả cắt tuyens ức điều trị bệnh nhược cơ. Tạp chí y học Việt Nam, 2010. 2: p. 140-6.
6. Nguyễn Thị Thu, Đặc điểm lâm sàng và các yếu tố tiên lượng tái phát gần các đợt cấp của bệnh nhược cơ. 2020: Đại học Y Hà Nội.
7. Thơ, P.K.A., L.Đ. Tùng, and N.T. Bình, Đặc điểm lâm sàng và test kích thích thần kinh lặp lại ở bệnh nhân nhược cơ. Tạp chí Nghiên cứu Y học, 2021. 137(1): p. 213-221.
8. Chiou-Tan, F.Y., et al., Literature review of the usefulness of repetitive nerve stimulation and single fiber EMG in the electrodiagnostic evaluation of patients with suspected myasthenia gravis or Lambert-Eaton myasthenic syndrome. Muscle Nerve, 2001. 24(9): p. 1239-1247.