KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ MỘT THÌ SỎI TÚI MẬT PHỐI HỢP SỎI ỐNG MẬT CHỦ BẰNG CẮT TÚI MẬT NỘI SOI VÀ NỘI SOI MẬT TỤY NGƯỢC DÒNG

Phạm Trung Hiếu 1,, Trần Bảo Long 1
1 Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả sớm điều trị một thì sỏi túi mật phối hợp sỏi ống mật chủ bằng cắt túi mật nội soi và nội soi mật tụy ngược dòng. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu mô tả hồi cứu trên 44 bệnh nhân được điều trị một thì sỏi túi mật phối hợp sỏi ống mật chủ bằng cắt túi mật nội soi và nội soi mật tụy ngược dòng tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội từ tháng 1/2018 đến tháng 12/2022. Kết quả: Tuổi trung bình là 55,43 ± 18,12. Nữ giới chiếm đa số với 52,3%. 20 bệnh nhân (45,5%) được tiến hành NSMTND trước sau đó phẫu thuật CTMNS. 43/44 bệnh nhân được can thiệp NSMTND lấy sỏi OMC thành công, 1 trường hợp thất bại phải chuyển mổ nội soi mở OMC lấy sỏi, nội soi đường mật. Các biến chứng gặp phải đều xuất hiện sau thủ thuật NSMTND. Có 6 trường hợp biến chứng (14%) trong đó có 1 trường hợp thủng tá tràng, 1 trường hợp chảy máu và 4 trường hợp viêm tụy cấp. Tỷ lệ sạch sỏi là 100%. Thời gian nằm viện hậu phẫu trung bình là 3,93 ± 2,30. Kết luận: Phẫu thuật nội soi cắt túi mật phối hợp nội soi mật tụy ngược dòng trong cùng một thì để điều trị sỏi túi mật kết hợp sỏi ống mật chủ là kỹ thuật an toàn, hiệu quả, tỷ lệ thành công cao và tỷ lệ biến chứng thấp, thời gian nằm viện ngắn, nên được áp dụng tại các cơ sở y tế có đầy đủ trang thiết bị và phẫu thuật viên nhiều kinh nghiệm.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Jones M, Johnson M, Samourjian E, Slauch K, Ozobia N. ERCP and laparoscopic cholecystectomy in a combined (one-step) procedure: a random comparison to the standard (two-step) procedure. Surg Endosc. 2013;27(6): 1907-1912. doi:10.1007/s00464-012-2647-z.
2. Nguyễn Hoàng Linh (2019). Kết quả bước đầu nội soi cắt túi mật kết hợp nội soi mật tụy ngược dòng. Tạp chí Y học Việt Nam. Số 2 (478) Tháng 5.
3. Lê Huy Cường (2021). Kết quả phẫu thuật nội soi cắt túi mật phối hợp nội soi mật tụy ngược dòng 1 thì điều trị sỏi túi mật và sỏi ống mật chủ tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang. Tạp chí Y dược học Cần Thơ. (37).p28-35.
4. Williams E, Beckingham I, El Sayed G, et al. Updated guideline on the management of common bile duct stones (CBDS). Gut. 2017; 66(5): 765-782. doi: 10.1136/gutjnl-2016-312317.
5. Tazuma S, Unno M, Igarashi Y, et al. Evidence-based clinical practice guidelines for cholelithiasis 2016. J Gastroenterol. 2017;52(3): 276-300. doi:10.1007/s00535-016-1289-7.
6. Kostrzewska M, Baniukiewicz A, Wroblewski E, et al. Complications of endoscopic retrograde cholangiopancreatography (ERCP) and their risk factors. Adv Med Sci. 2011;56(1):6-12. doi: 10.2478/v10039-011-0012-4.
7. Natsui M, Saito Y, Abe S, et al. Long-term outcomes of endoscopic papillary balloon dilation and endoscopic sphincterotomy for bile duct stones. Dig Endosc. 2013;25(3):313-321. doi:10.1111/j.1443-1661.2012.01393.x.
8. Mallick R, Rank K, Ronstrom C, et al. Single-session laparoscopic cholecystectomy and ERCP: a valid option for the management of choledocholithiasis. Gastrointest Endosc. 2016; 84(4): 639-645. doi:10.1016/ j.gie.2016.02.050.