ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, HÌNH ẢNH VÀ MÔ BỆNH HỌC NGƯỜI BỆNH CÓ TỔN THƯƠNG PHỔI ĐƯỢC PHÂN LOẠI LUNG – RADS 4 (2019)

Tống Thị Khánh Hòa 1,, Đoàn Tiến Lưu 2, Lê Hoàn 1
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Kỹ thuật chụp cắt lớp vi tính ngực kết hợp sinh thiết giúp chẩn đoán sớm các nốt mờ phổi ác tính, có ý nghĩa rất lớn trong việc quyết định theo dõi nốt mờ hay cắt thuỳ phổi đối với các nốt ác tính, giúp làm giảm tỷ lệ tử vong do ung thư phổi, kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân, giảm chi phí điều trị. Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, hình ảnh, đối chiếu các đặc điểm đó với kết quả mô bệnh học tổn thương phổi. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 89 bệnh nhân có nốt mờ phổi trên cắt lớp vi tính lồng ngực, được sinh thiết hoặc phẫu thuật. Kết quả: Chủ yếu nốt mờ phổi gặp thùy trên phải: 43,8%, nốt mờ phổi đơn độc chiếm đa số: 61,8%; kích thước > =15 mm: 76,4%; < 15 mm: 23,6%; nốt đặc: 88,8% và hỗn hợp: 11,2%; hình dáng tròn: 77,5% và không tròn: 22,5%; bờ tổn thương không đều: 82% và bờ đều: 18%; kiểu vôi hóa lệch tâm, rải rác: 9%, không vôi hóa: 87,6%; kết quả giải phẫu bệnh ác và lành tính: 69,7%, 30,3%. Kích thước ≥ 15 mm, đường bờ không đều và đặc điểm có ngấm thuốc sau tiêm trong chẩn đoán nốt mờ phổi ác tính với độ nhạy lần lượt 82,2%, 91,9%, 100% và độ đặc hiệu lần lượt 37%, 40,7%, 13,04%. Kết luận: Các nốt mờ phổi có kích thước ≥ 15mm, có đường bờ không đều và ngấm thuốc sau tiêm là ba đặc điểm hình ảnh có giá trị chẩn đoán cao trong chẩn đoán nốt mờ phổi ác tính.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. H. Sung, J. Ferlay, R. L. Siegel, M. Laversanne, I. Soerjomataram, A. Jemal, F. and Bray, "Global Cancer Statistics 2020: GLOBOCAN Estimates of Incidence and Mortality Worldwide for 36 Cancers in 185 Countries," CA Cancer J Clin, vol. 71,no. 3, pp. 209-249, 2021, doi: 10.3322/caac.21660
2. Hanley K. S. (2003), “Classifying solitary pulmonary nodules: new imaging methods to distinguish malignant, benign lesions”, Postgraduate medicine, 114(2), 29-35
3. Ost D., Fein A. M., Feinsilver S. H. (2003), “The solitary pulmonary nodule”, New England Journal of Medicine, 348(25), pp.2535-2542.
4. The Japanese Society of CT Screening (2011), “Low-dose CT Lung Cancer Screening Guidelines for Pulmonary Nodules Management, Version 2, pp 1-9
5. Tan B. B., Flaherty K. R., Kazerooni E. A., & Iannettoni, M. D. (2003), "The Solitary Pulmonary Nodule”, Chest, 123(1), pp. 89–96.
6. American College of Radiology (2019), Lung ‐ RADS ® Version 1.1 Assessment Categories 3, 2019
7. Hoàng Thị Ngọc Hà, Đoàn Dũng Tiến, Lê Trọng Khoan (2020), Nghiên cứu giá trị của cắt lớp vi tính ngực liều thấp trong phát hiện sớm các nốt mờ phổi ác tính, Tạp chí Y Dược học, Trường ĐH Y Dược, Đại học Huế
8. Jeanbourquin D., Bensalah J., Duong K. (2012), «Nodule pulmonaire solitaire», Imagerie thoracique de l’adult et de l’enfant 2nd edition, Elsevier Masson, pp. 276-293.
9. Ost D. (2013), Approach to the patient with Pulmonary nodules. Fishman’s Pulmonary Diseases and Disorders. 5th editio, McGraw-Hill Education, 3348–3378