ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA PHƯƠNG PHÁP GÂY TÊ VÙNG TRONG SINH THIẾT TIỀN LIỆT TUYẾN DƯỚI HƯỚNG DẪN SIÊU ÂM ĐƯỜNG TRỰC TRÀNG

Đặng Đình Phúc 1,, Ngô Quốc Bộ 1
1 Bệnh viện K

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của phương pháp gây tê vùng trong sinh thiết tiền liệt tuyến dưới hướng dẫn của siêu âm qua đường trực tràng. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu thực hiện trên 68 bệnh nhân nghi ngờ mắc ung thư tiền liệt tuyến trên lâm sàng cùng cận lâm sàng nên chỉ định sinh thiết để chẩn đoán xác định, đến khám và điều trị tại bệnh viện K từ tháng 8 năm 2022 đến tháng 7 năm 2023. Dưới hướng dẫn của siêu âm đường trực tràng, người bệnh được gây tê vùng rồi sinh thiết hệ thống tiền liệt tuyến rồi đánh giá cảm giác đau ngay sau sinh thiết theo thang điểm VAS (từ 0 đến 10 điểm) với các mức độ từ không đau đến đau khủng khiếp. Tổng hợp tất cả các điểm VAS và mức độ đau để đánh giá hiệu quả của phương pháp gây tê vùng. Kết quả: 68 bệnh nhân có độ tuổi trung bình 72, với triệu chứng tiểu rắt chiếm 76,47%, được thăm khám trực tràng thấy nhân khu trú với tỷ lệ 70,58%, với xét nghiệm PSA toàn phần có kết quả trung bình 40,16 ng/ml, có thể tích trung bình tuyến tiền liệt 60g. Sau gây tê vùng và sinh thiết, người bệnh không có cảm giác đau (VAS 0 điểm) chiếm 42,64%; cảm giác đau nhẹ (VAS 1-2 điểm) chiếm 55,88% trong đó tỷ lệ VAS 1 điểm là 30,88% và VAS 2 điểm là 25%, cảm giác đau vừa phải với VAS 3 điểm chỉ chiếm 1,48%. Kết luận: Phương pháp gây tê vùng trong sinh thiết tiền liệt tuyến dưới hướng dẫn siêu âm đường trực tràng có hiệu quả cao, an toàn, dễ dàng tiếp cận và thực hiện.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Sung H, Ferlay J, Siegel RL, et al. Global Cancer Statistics 2020: GLOBOCAN Estimates of Incidence and Mortality Worldwide for 36 Cancers in 185 Countries. CA Cancer J Clin. 2021;71(3):209-249. doi:10.3322/caac.21660
2. Powell IJ. Epidemiology and pathophysiology of prostate cancer in African-American men. J Urol. 2007;177(2): 444-449. doi:10.1016/ j.juro.2006. 09.024
3. Van Dong H, Lee AH, Nga NH, Quang N, Le Chuyen V, Binns CW. Epidemiology and prevention of prostate cancer in Vietnam. Asian Pac J Cancer Prev. 2014;15(22):9747-9751. doi:10.7314/apjcp.2014.15.22.9747
4. van den Bergh RCN, O’Hanlon S, Cornford P, Mottet N, EAU-EANM-ESTRO-ESUR-SIOG Guideline Panel on Prostate Cancer. Reply to Michael Froehner, Rainer Koch, and Markus Graefen’s Letter to the Editor re: Nicolas Mottet, Roderick C.N. van den Bergh, Erik Briers, et al. EAU-EANM-ESTRO-ESUR-SIOG Guidelines on Prostate Cancer-2020 Update. Part 1: Screening, Diagnosis, and Local Treatment with Curative Intent. Eur Urol 2021;79:243-62. Comorbidity Measurement in Patients with Prostate Cancer. Eur Urol. 2021;79(5):e139-e140. doi:10.1016/ j.eururo.2021.02.006
5. Moe A, Hayne D. Transrectal ultrasound biopsy of the prostate: does it still have a role in prostate cancer diagnosis? Transl Androl Urol. 2020;9(6):3018-3024. doi:10.21037/tau.2019.09.37
6. Ghai S, Haider MA. Multiparametric-MRI in diagnosis of prostate cancer. Indian J Urol. 2015;31(3): 194-201. doi: 10.4103/0970-1591. 159606
7. Thomson A, Li M, Grummet J, Sengupta S. Transperineal prostate biopsy: a review of technique. Transl Androl Urol. 2020;9(6):3009-3017. doi:10.21037/tau.2019.12.40
8. Ding X fei, Huang T bao, Lu S ming, et al. Pelvic plexus block to provide better anesthesia in transperineal template-guided prostate biopsy: a randomised controlled trial. BMC Urol. 2019;19:63. doi: 10.1186/s12894-019-0496-y
9. Hetta WM, Niazi G, Elfawy D. Local anesthesia by periprostatic block in transrectal ultrasound guided prostatic biopsy. The Egyptian Journal of Radiology and Nuclear Medicine. 2014;45(1):137-142. doi:10.1016/j.ejrnm.2013.10.005