THỰC TRẠNG SỨC KHỎE TINH THẦN CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ THAM GIA PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19 TẠI BỆNH VIỆN BỆNH NHIỆT ĐỚI TRUNG ƯƠNG

Lê Thị Quỳnh Hương 1, Nguyễn Hoàng Thanh 2,, Trần Nguyễn Ngọc 2, Thân Mạnh Hùng 1, Thân Mạnh Hùng 1, Bùi Văn San 2, Đoàn Quốc Hưng 2
1 Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương
2 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đại dịch COVID-19 là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và tâm lý của tất cả mọi người, đặc biệt là các nhân viên y tế ở tuyến đầu chống dịch. Bệnh luôn có nguy cơ bùng phát thành đại dịch. Mục tiêu của nghiên cứu là xác định tỷ lệ lo âu, căng thẳng và trầm cảm của nhân viên y tế tham gia phòng chống dịch COVID-19 tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương năm 2021. Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 112 NVYT tham gia công tác phòng chống dịch COVID-19 tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương vào tháng 10 năm 2021. Kết quả cho thấy 28,6% đối tượng tham gia nghiên cứu bị căng thẳng; 16,1% bị căng thẳngvà 25% NVYT có biểu hiện của trầm cảm. Tuổi, thâm niên công tác, lĩnh vực công tác là các yếu tố liên quan đến sức khỏe tinh thần của NVYT tham gia phòng/chống dịch COVID-19. NVYT có tuổi dưới 35 có nguy cơ bị triệu chứng tâm lý lo âu cao hơn nhóm NVYT có tuổi lớn hơn 35. Nguy cơ bị mắc lo âu ở những người trên 35 tuổi chỉ bằng 0,23 lần những người dưới 35 tuổi ( OR = 0,23 (95%CI = 0,07 – 0,64; p <0,05). NVYT có số năm trong nghề dưới 10 năm có khả năng bị triệu chứng tâm lý căng thẳng cao hơn so với NVYT có số năm trong nghề trên 10 năm (OR = 8,13 (95%CI = 1,14 – 72,04; p <0,05). NVYT làm việc trong lĩnh vực không phải lâm sàng có khả năng bị trầm cảm thấp hơn so với nhóm làm việc trong lĩnh vực lâm sàng (OR = 0,14 (95%CI = 0,02 – 0,56; p <0,05).

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Iba T, Warkentin TE, Thachil J, Levi M, Levy JH. Proposal of the Definition for COVID-19-Associated Coagulopathy. Journal of Clinical Medicine. 2021; 10(2):191. doi: 10.3390/ jcm10020191
2. WHO. Coronavirus disease (COVID-19) pandemic. Accessed June 24, 2023. https://www. who.int/europe/emergencies/situations/covid-19
3. Tessema GA, Kinfu Y, Dachew BA, et al. The COVID-19 pandemic and healthcare systems in Africa: a scoping review of preparedness, impact and response. BMJ Global Health. 2021; 6(12):e007179. doi:10.1136/bmjgh-2021-007179
4. Nguyen LH, Drew DA, Graham MS, et al. Risk of COVID-19 among front-line health-care workers and the general community: a prospective cohort study. The Lancet Public Health. 2020;5(9):e475-e483. doi:10.1016/S2468-2667(20)30164-X
5. Teo I, Chay J, Cheung YB, et al. Healthcare worker stress, anxiety and burnout during the COVID-19 pandemic in Singapore: A 6-month multi-centre prospective study. PLoS One. 2021;16(10): e0258866. doi:10.1371/ journal. pone.0258866
6. Blake H, Bermingham F, Johnson G, Tabner A. Mitigating the Psychological Impact of COVID-19 on Healthcare Workers: A Digital Learning Package. Int J Environ Res Public Health. 2020;17(9):2997. doi:10.3390/ijerph17092997
7. Chinvararak C, Kerdcharoen N, Pruttithavorn W, et al. Mental health among healthcare workers during COVID-19 pandemic in Thailand. PLOS ONE. 2022;17(5):e0268704. doi:10.1371/journal.pone.0268704
8. Briciu V, Leucuta DC, Tőkés GE, Colcear D. Burnout, Depression, and Job Stress Factors in Healthcare Workers of a Romanian COVID-19 Dedicated Hospital, after Two Pandemic Years. Int J Environ Res Public Health. 2023;20(5):4118. doi:10.3390/ijerph20054118
9. Mounir I, Menvielle L, Perlaza S, et al. Psychological Distress and Tobacco Use Among Hospital Workers During COVID-19. Frontiers in Psychiatry. 2021;12. Accessed June 25, 2023. https://www.frontiersin.org/articles/10.3389/fpsyt.2021.701810