NGUY CƠ TÉ NGÃ Ở BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH

Phan Hữu Trí 1,, Lê Khắc Bảo 2, Đỗ Thị Tường Oanh 3
1 Đại học Y Dược TP.HCM
2 Bệnh viện Nhân dân Gia Định
3 Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Vấn đề: Bệnh nhân BPTNMT có các rối loạn tại phổi và ngoài phổi dẫn tới tình trạng teo cơ tứ đầu đùi làm hạn chế khả năng di chuyển và giữ thăng bằng. Nghiệm pháp đứng dậy và đi có khả năng đánh giá nguy cơ té ngã và đồng thời phản ánh được độ nặng của bệnh. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ bệnh nhân BPTNMT có nguy cơ té ngã bằng nghiệm pháp đứng dậy và đi và các câu hỏi tầm soát té ngã. Đối tượng và phương pháp: Tiến cứu trên 117 bệnh nhân BPTNMT giai đoạn ổn định tại phòng quản lý Hen – BPTNMT ở Bệnh viện Nhân Dân Gia Định (6-8/2023). Thời gian đứng dậy và đi được xác định bằng cách cho bệnh nhân từ tư thế ngồi, đứng dậy và đi 3 mét, sau đó xoay người và đi ngược lại vị trí xuất phát, rồi xoay người và ngồi xuống. Kết quả: Tuổi trung bình của bệnh nhân là 67 ± 8 tuổi. %FEV1 so với giá trị dự đoán trung bình là 56,6 ± 18,1%. Thời gian đứng dậy và đi của bệnh nhân BPTNMT là 11,2 (9,8 – 12,9). Tỷ lệ bệnh nhân có thời gian đứng dậy và đi kéo dài trên 12 giây là 35,9%. Tỷ lệ bệnh nhân BPTNMT có té ngã trong năm vừa qua là 10,3%. Tỷ lệ bệnh nhân có kết quả tầm soát nguy cơ té ngã dương tính là 34,2%. Ngưỡng cắt tối ưu của thời gian đứng dậy và đi để dự đoán té ngã là 12,2 giây với độ nhạy 67%, độ đặc hiệu 74%, AUROC 0,71 (KTC 95% 0,55-0,87). Kết luận: Khoảng 1/3 dân số bệnh nhân BPTNMT có nguy cơ té ngã. Thời gian đứng dậy và đi và các câu hỏi tầm soát té ngã nên được sử dụng một cách thường quy ở bệnh nhân BPTNMT giai đoạn ổn định.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Roig M, Eng JJ, Road JD, Reid WD. Falls in patients with chronic obstructive pulmonary disease: A call for further research. Respir Med. 2009;103(9): 1257-1269. doi: 10.1016/ J.RMED.2009.03.022
2. Mesquita R, Wilke S, Smid DE, et al. Measurement properties of the Timed Up & Go test in patients with COPD. Chron Respir Dis. 2016;13(4): 344-352. doi:10.1177/ 1479972316647178
3. Center for Disease Control and Prevention. STEADI - Older Adult Fall Prevention | CDC. Accessed August 7, 2023. https://www.cdc. gov/STEADI/
4. Al Haddad MA, John M, Hussain S, Bolton CE. Role of the timed up and go test in patients with chronic obstructive pulmonary disease. J Cardiopulm Rehabil Prev. 2016;36(1):49-55. doi: 10.1097/HCR.0000000000000143
5. Agustí, Alvar, Bartolome R. Celli, et al. Global initiative for chronic obstructive lung disease 2023 report: GOLD executive summary. Am J Respir Crit Care Med. 2023;207(7): 819-837. doi: 10.1016/ S2213-2600(22)00494-5
6. Cwikel JG, Fried AV, Biderman A, Galinsky D. Validation of a fall-risk screening test, the Elderly Fall Screening Test (EFST), for community-dwelling elderly. Disabil Rehabil. 1998;20(5):161-167. doi:10.3109/09638289809166077
7. McLay R, Kirkwood RN, Kuspinar A, et al. Validity of balance and mobility screening tests for assessing fall risk in COPD. Chron Respir Dis. 2020;17. doi:10.1177/1479973120922538
8. Reynaud V, Muti D, Pereira B, et al. A TUG Value Longer Than 11 s Predicts Fall Risk at 6-Month in Individuals with COPD. Journal of Clinical Medicine 2019, Vol 8, Page 1752. 2019;8(10): 1752. doi:10.3390/JCM8101752
9. Beauchamp MK, Hill K, Goldstein RS, Janaudis-Ferreira T, Brooks D. Impairments in balance discriminate fallers from non-fallers in COPD. Respir Med. 2009;103(12): 1885-1891. doi: 10.1016/J.RMED.2009.06.008