ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ NỘI SOI ÁNH SÁNG BLI KẾT HỢP PHÓNG ĐẠI TRONG CHẨN ĐOÁN TỔN THƯƠNG LOẠN SẢN DẠ DÀY

Hà Phương 1, Nguyễn Công Long 2,, Nguyễn Thị Vân Hồng 3
1 Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương
2 Bệnh viện Bạch Mai
3 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nhận xét đặc điểm hình ảnh nội soi ánh sáng thường, nội soi ánh sáng BLI kết hợp phóng đại trong tổn thương loạn sản dạ dày và đối chiếu hình ảnh nội soi BLI phóng đại với kết quả mô bệnh học. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 40 bệnh nhân có tổn thương loạn sản dạ dày tại Trung tâm tiêu hoá – Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 6/2022 đến tháng 7/2023. Kết quả: Tuổi trung bình là 60,2 ± 10,8, tỉ lệ nam/nữ là 1,86/1. Phần lớn tổn thương ở hang vị (72,5%), chủ yếu type 0-IIac (55%), kích thước trung bình là 23,7±11,3mm trong đó phần lớn >10mm (90%), 82,5% tổn thương có bất thường hoặc mất cấu trúc vi bề mặt/vi mạch máu. Với loạn sản độ thấp: type 0-IIa chiếm chủ yếu (55,6%), 100% có ranh giới, tỉ lệ bình thường về cấu trúc vi bề mặt và cấu trúc vi mạch máu chiếm đa số (61,1% và 77,8%); với loạn sản độ cao: chủ yếu là type 0-IIac (60%), 100% có ranh giới, tỉ lệ bất thường về cấu trúc vi bề mặt và cấu trúc vi mạch máu chiếm đa số (66,7% và 73,3%). Tỉ lệ phù hợp giữa kết quả mô bệnh học trước và sau can thiệp là 70%. Kết luận: Nội soi BLI phóng đại giúp tăng tỉ lệ sinh thiết chính xác tổn thương nghi ngờ loạn sản dạ dày.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. McGuire S. World Cancer Report 2014. Geneva, Switzerland: World Health Organization, International Agency for Research on Cancer, WHO Press, 2015. Adv. Nutr. 2016; 7: 418–9).
2. Bray F., Ferlay J., Soerjomataram I., et al. (2018), “Global cancer statistics 2018: GLOBOCAN estimates of incidence and mortality worldwide for 36 cancers in 185 countries”, CA: a cancer journal for clinicians. 68 (6), pp. 394-424.
3. Zhenming Y, Lei S. Diagnostic value of blue laser imaging combined with magnifying endoscopy for precancerous and early gastric cancer lesions. Turk J Gastroenterol. 2019;30(6): 549-556. doi:10.5152/tjg.2019.18210
4. The Paris endoscopic classification of superficial neoplastic lesions: esophagus, stomach, and colon: November 30 to December 1, 2002. Gastrointest Endosc. 2003;58(6 Suppl): S3-43. doi:10.1016/s0016-5107(03)02159-x
5. Yao K. The endoscopic diagnosis of early gastric cancer. Ann Gastroenterol. 2013;26(1):11-22.
6. Schlemper R. J., Riddell R. H., Kato Y., et al. The Vienna classification of gastrointestinal epithelial neoplasia, Gut. 47 (2), pp. 251-255. Published online 2000.
7. Văn Dũng T, Cảnh Bình N, Doãn Kỳ T, Minh Ngọc Quang P, Thị Ngà Đ. Đánh giá kết quả bước đầu điều trị tổn thương loạn sản và ung thư dạ dày sớm bằng phương pháp cắt tách hạ niêm mạc qua nội soi. VMJ. 2022;520(1A). doi: 10.51298/vmj.v520i1.3760
8. Carlosama-Rosero YH, Acosta-Astaiza CP, Sierra-Torres CH, Bolaños-Bravo HJ. Helicobacter pylori genotypes associated with gastric cancer and dysplasia in Colombian patients. Revista de Gastroenterología de México (English Edition). 2022;87(2): 181-187. doi: 10.1016/ j.rgmxen.2021.09.003
9. Kang HM, Kim GH, Park DY, et al. Magnifying endoscopy of gastric epithelial dysplasia based on the morphologic characteristics. World J Gastroenterol. 2014;20(42): 15771-15779. doi: 10.3748/ wjg.v20.i42.15771