ĐÁNH GIÁ TƯƠNG QUAN GIỮA HẸP ĐƯỜNG MẬT VÀ TỶ LỆ TÁI PHÁT SỎI Ở BỆNH NHÂN SAU TÁN SỎI ĐƯỜNG MẬT TRONG VÀ NGOÀI GAN QUA DA BẰNG LASER
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Nhằm đánh giá mối liên hệ giữa hẹp đường mật và tỷ lệ tái phát sỏi ở những bệnh nhân (BN) sau can thiệp tán sỏi đường mật trong và ngoài gan qua da bằng Laser. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu phân tích hồi cứu trên 59 bệnh nhân được tán sỏi đường mật trong gan và sỏi ống mật chủ bằng laser tại Trung tâm Chẩn đoán hình ảnh và Can thiệp điện quang, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội từ tháng 01/01/2020 đến 01/08/2022. Kết quả: Nghiên cứu được thực hiện trên 59 bệnh nhân có sỏi đường mật trong và/hoặc ngoài gan đã được tán sỏi qua da bằng Laser được chia làm hai nhóm có hẹp đường mật chiếm 61% (36 bệnh nhân) và nhóm không có hẹp đường mật 39% (23 bệnh nhân). Với thời gian theo dõi trung bình là tháng 26,7 tháng (IQR 3-37). Nghiên cứu cho thấy có mối liên quan giữa hẹp đường mật và tỷ lệ tái phát sỏi (p=0,002). Qua phân tích OR thấy khả năng tái phát sỏi của nhóm bệnh nhân có HĐM cao gấp 5,4 lần so với khả năng tái phát sỏi của nhóm không HĐM (p=0,03). Chúng tôi thấy với hẹp đường mật từ 45,1% có giá trị tiên đoán khả năng tái phát sỏi đường mật với độ nhạy 86%, độ đặc hiệu 66,7%. Như vậy, tán sỏi đường mật qua da bằng Laser có hiệu quả nhất ở những bệnh nhân không có hẹp đường mật với tỷ lệ tái phát sỏi lâu dài ở 43,5% bệnh nhân so với 77,8% bệnh nhân có hẹp đường mật. Kết luận: Hẹp đường mật là yếu tố nguy cơ gây tái phát sỏi và độ hẹp đường mật có khả năng tiên đoán tỷ lệ tái phát sỏi ở bệnh nhân sau tán sỏi đường mật trong và ngoài gan qua da bằng Laser. Vì vậy đánh giá mức độ hẹp đường mật là cần thiết để tiên lượng hiệu quả lâu dài và đưa ra kế hoạch điều trị để giảm tỷ lệ tái phát.
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
2. Khôi, L.N. Đánh giá kết quả điều trị sỏi trong gan bằng phẫu thuật nối mật - da với đoạn ruột biệt lập và nối mật - ruột - da. Gan -- Phẫu thuật. 2015:138.
3. Cường, L.V. Thành phần hóa học của 110 mẫu sỏi mật ở người Việt Nam phân tích bằng quang phổ hồng ngoại và raman. Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học. 1999.
4. Tyson GL, El-Serag HB. Risk factors for cholangiocarcinoma. Hepatol Baltim Md. 2011; 54(1): 173-184. doi:10.1002/hep.24351
5. Lee SK, Seo DW, Myung SJ, et al. Percutaneous transhepatic cholangioscopic treatment for hepatolithiasis: an evaluation of long-term results and risk factors for recurrence. Gastrointest Endosc. 2001;53(3):318-323. doi: 10.1016/ s0016-5107(01)70405-1
6. Novacek G. Gender and gallstone disease. Wien Med Wochenschr 1946. 2006;156(19-20):527-533. doi:10.1007/s10354-006-0346-x
7. Kaufman HS, Magnuson TH, Lillemoe KD, Frasca P, Pitt HA. The role of bacteria in gallbladder and common duct stone formation. Ann Surg. 1989;209(5):584-592.
8. Huang ZQ, Huang XQ. Evolution of surgical treatment of intrahepatic lithiasis in China. World J Gastroenterol. 1997;3(3):131-133. doi:10.3748/ wjg.v3.i3.131
9. Cappelli A, Mosconi C, Cucchetti A, et al. Outcomes following percutaneous treatment of biliary stones. HPB. 2019;21(8):1057-1063. doi: 10.1016 / j.hpb.2018.12.007
10. Hong KS, Noh KT, Min SK, Lee HK. Selection of surgical treatment types for intrahepatic duct stones. Korean J Hepato-Biliary-Pancreat Surg. 2011;15(3): 139-145. doi: 10.14701/ kjhbps.2011.15.3.139