NHẬN XÉT KẾT QUẢ SINH THƯỜNG TRÊN SẢN PHỤ CÓ SẸO PHẪU THUẬT LẤY THAI TẠI BỆNH VIỆN 198

Phùng Văn Huệ 1,, Phạm Huy Hiền Hào 2, Nguyễn Văn Hải 3, Nguyễn Văn Hải 3, Đinh Thị Xuân Nhi4
1 Bệnh viện 198
2 Đại học Y Hà Nội
3 Bệnh viện Quân y 103
4 Đại học Y Quốc gia Odessa

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nhận xét kết quả sinh thường trên sản phụ có sẹo phẫu thuật lấy thai tại bệnh viện 198. Đối tượng và phương pháp: Tất cả các sản phụ có tiền sử sinh bằng phương pháp phẫu thuật lấy thai một lần đến sinh tại bệnh viện 198 có chỉ định theo dõi sinh thường từ năm 2018 đến 2022. Kết quả: Thời gian rặn đẻ 30-60 phút chiếm tỷ lệ cao nhất (49,6%), có 6 trường hợp không rặn đẻ gồm 03 sản phụ cổ tử cung không tiến triển và 03 sản phụ có dấu hiệu suy thai. Sinh thường thành công (84,2%) và phải chuyển mổ lấy thai (15,8%) (nguyên nhân: vỡ tử cung chiếm 2,3%, đầu không lọt chiếm 4,5%, CTC không tiến triển chiếm 4,5%, dọa vỡ tử cung chiếm 2,3% và Suy thai chiếm 2,3%). Tai biến và biến chứng: Chảy máu sau sinh (4,5%); vỡ tử cung (2,25%), đều được xử trí bảo tồn, chỉ có 01 trường hợp tử vong sơ sinh (0,75%), sơ sinh ngạt (0,75%), nhiễm trùng (0,75%), Apgar thấp (2,25%), không có tử vong mẹ. Các yếu tố ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê: Tổng thời gian theo dõi đẻ (OR: 1,6; 95% CI: 1,2 – 2,2); Sử dụng oxytocin (OR 0,1; 95% CI: 0,02 – 0,4); trọng lượng thai (OR 1,003; 95% CI: 1,001 – 1,004); khoảng cách mổ lấy thai (OR 0,9; 95% CI: 0,92 – 0,99) và tiền sử sinh đường âm đạo( OR 4,5; 95% CI: 1,03 – 20,08). Kết luận: Sản phụ có sẹo phẫu thuật lấy thai lần 1 có thể theo dõi sinh thường nếu đủ điều kiện. Sinh thường sau phẫu thuật lấy thai nên được thực hiện bởi bác sỹ chuyên khoa giàu kinh nghiệm và cơ sở y tế có phương tiện và điều kiện hồi sức tốt.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. J. Grinstead và W. A. Grobman (2004). Induction of labor after one prior cesarean: predictors of vaginal delivery. Obstet Gynecol, 103 (3), 534-538.
2. J. Rao, D. Fan, H. Ma và cộng sự (2022). Is there an optimal inter-delivery interval in women who underwent trial of labor after cesarean delivery (TOLAC)? Reproductive Health, 19 (1), 14.
3. K. D. Gregory, L. M. Korst, P. Cane và cộng sự (1999). Vaginal birth after cesarean and uterine rupture rates in California. Obstetrics & Gynecology, 94 (6), 985-989.
4. B. L. Flamm, O. W. Lim, C. Jones và cộng sự (1988). Vaginal birth after cesarean section: Results of a multicenter study. Am J Obstet Gynecol, 158 (5), 1079-1084.
5. S. A. Gilbert, W. A. Grobman, M. B. Landon và cộng sự (2012). Elective repeat cesarean delivery compared with spontaneous trial of labor after a prior cesarean delivery: a propensity score analysis. Am J Obstet Gynecol, 206 (4), 311.e311-319.
6. A. Asgarian, N. Rahmati, F. Nasiri và cộng sự (2020). The Failure Rate, Related Factors, and Neonate Complications of Vaginal Delivery after Cesarean Section. Iran J Nurs Midwifery Res, 25 (1), 65-70.
7. E. P. Sakala, S. Kaye, R. D. Murray và cộng sự (1990). Oxytocin use after previous cesarean: why a higher rate of failed labor trial? Obstet Gynecol, 75 (3 Pt 1), 356-359.
8. R. Maroyi, B. Naomi, M. K. Moureau và cộng sự (2021). Factors Associated with Successful Vaginal Birth After a Primary Cesarean Section in Women with an Optimal Inter-Delivery Interval. Int J Womens Health, 13, 903-909.