ĐẶC ĐIỂM CẬN LÂM SÀNG CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG MẮC BỆNH BỤI PHỔI SILIC TẠI 5 TỈNH CỦA VIỆT NAM NĂM 2019-2020

Nguyễn Quốc Doanh 1, Nguyễn Thanh Thảo 1,, Nguyễn Thị Hường 1, Lê Thị Hương 1, Lê Thị Thanh Xuân 1, Tạ Thị Kim Nhung 1, Nguyễn Ngọc Anh 1, Ngô Ngọc Thanh 1, Phạm Thị Quân 1, Vũ Thị Huyền 1
1 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Bệnh bụi phổi silic là bệnh chỉ tình trạng xơ hóa phổi lan tỏa do người lao động hít phải bụi có hàm lượng silic tự do cao thường trong một khoảng thời gian dài. Bệnh để lại hậu quả lâu dài lên sức khỏe của người lao động đặc biệt là suy giảm chức năng hô hấp và tổn thương trên phim X-quang. Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện nhằm mô tả triệu chứng cận lâm sàng của người lao động mắc bệnh bụi phổi silic tại 5 tỉnh Hải Dương, Thái Nguyên, Bình Định, Phú Yên và Đồng Nai. Kết quả cho thấy: tổn trên trên phim X-quang chủ yếu là hình ảnh đám mờ nhỏ p (87,71%) với mật độ 1 (84,38%); 20,63% rối loạn thông khí hỗn hợp; 18,54% rối loạn thông khí hạn chế; 5,52% rối loạn thông khí tắc nghẽn. Cần thực hiện giám sát phát hiện và quản lý bệnh nhân bụi phổi silic suốt đời theo hướng dẫn của ngành y tế.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Ngọc Anh, Lê Thị Thanh Xuân, Khương Văn Duy và cs. Đặc điểm các hình ảnh bất thường trên phim X-quang phổi của người lao động luyện thép tiếp xúc bụi silic tại Thái Nguyên năm 2019. Tạp chí Nghiên cứu y học. 2020;129(5): 139-145.
2. Klinikum Westfalen – Knappschaftskrankenhaus D of R. ILO International Classification of Radiographs of Pneumoconioses (Digital Format). 2011. http://www.ilo.org/global/publications/books/WCMS_168337/lang—en/index.htm
3. A. Fakharian, S. Kahkoii, et al. Clinical and radiological findings in patients with silicosis based on ILO classification. Accessed May 14, 2023. https://www.ers-education.org/lr/show-details/?idP=55411
4. Lê Thị Hằng (2007). Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học bệnh bụi phổi silic ở công nhân sản xuất vật liệu xây dựng và hiệu quả biện pháp can thiệp – Luận án tiến sĩ – Cơ sở dữ liệu toàn văn. Accessed November 2, 2022. http://luanan.nlv. gov.vn/luanan?a=d&d=TTbGLiareHWe2007.1.1
5. Lê Thị Hương (2021). Ứng dụng kỹ thuật tiên tiến trong chẩn đoán sớm bệnh bụi phổi silic. Accessed May 14, 2023. https://old.hmu.edu.vn/ mobile/tID6868_ung-dung-ky-thuat-tien-tien-trong-chuan-doan-som-benh-bui-phoi-silic.html
6. Ngô Thùy Nhung (2017). Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân mắc bệnh bụi phổi đến khám và điều trị tại bệnh viện phổi trung ương từ tháng 6/2015 đến tháng 12/2016. Khóa luận tốt nghiệp.
7. Khương Văn Duy (2020). Rối loạn chức năng hô hấp của bệnh nhân bụi phổi silic tại bệnh viện phổi trung ương năm 2020. Tạp chí Y học Việt Nam.
8. Anh NN, Xuân LTT, Hương LT, Quân PT, Quỳnh NT. Đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân bụi phổi silic điều trị tại bệnh viện phổi trung ương, năm 2019-2020. Tạp chí Y học Việt Nam. 2021; 509(2). doi: 10.51298/vmj.v509i2.1789
9. Vũ Thị Nhung (2020). Thực trạng môi trường lao động và chức năng hô hấp của người lao động luyện kim tại tỉnh Thái Nguyên, năm 2019. Khóa luận tốt nghiệp bác sĩ y khoa.