ÁP DỤNG PHÂN LOẠI WASSERMAN TRÊN CỘNG HƯỞNG TỪ TĂNG SẢN LÀNH TÍNH TUYẾN TIỀN LIỆT

Hoàng Đình Âu 1,, Trương Thi Thanh 1
1 Bệnh viện Đại Học Y Hà nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục đích: Tăng sản lành tính tuyến tiền liệt (TTL) là một vấn đề sức khỏe phổ biến ở nam giới lớn tuổi vì có thể gây tắc nghẽn đường ra bàng quang (triệu chứng tiết niệu tắc nghẽn) hoặc triệu chứng tiết niệu kích thích. Mục đích của nghiên cứu này áp dụng phân loại Wasserman tăng sản lành tính TTL trên CHT ở một nhóm BN nghiên cứu. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hồi cứu trên 25 bệnh nhân nam đến khám tại bệnh viện Đại học Y Hà nội từ tháng 2/2019 đến tháng 5/2022 do PSA toàn phần cao và/hoặc có rối loạn tiểu tiện. Tất cả các bệnh nhân đều được chụp CHT tuyến tiền liệt đa thông số và được sinh thiết TTL dưới hướng dẫn siêu âm qua trực tràng, có kết quả mô bệnh học là tăng sản lành tính TTL. Các thông số TTL bao gồm tổng thể tích tuyến, thể tích vùng chuyển tiếp, PSA toàn phần, PSA tỷ trọng và PSA tỷ trọng vùng chuyển tiếp được lưu vào hồ sơ nghiên cứu. Tăng sản lành tính TTL  được xác định trên hình ảnh CHT theo hướng axial, sagittal và coronal và được phân thành 7 loại theo Wasserman. Kết quả: Tổng cộng có 25 bệnh nhân tăng sản lành tính TTL đã được xác định bằng mô bệnh học. Giá trị trung vị (khoảng tứ phân vị) của tuổi, thể tích TTL, thể  tích vùng chuyển tiếp, PSA toàn phần, PSA tỷ trọng và PSA tỷ trọng vùng chuyển tiếp của nhóm BN lần lượt là 68 (64-71.5), 64 cm3 (40-83.5 cm3), 48.3 cm3 (30.5-73 cm3), 13.4 ng/ml (9.1-20.2 ng/ml), 0.17 ng/ml/ cm3 (0.11-0.39 ng/ml/cm3) và 0.27 ng/ml/ cm3 (0.14-0.57 ng/ml/ cm3). Theo phân loại Wasserman có 01 loại 0 (thể tích TTL ≤ 25 cm3 do không có hoặc có ít vùng phì đại); 08 loại 1 (phì đại vùng chuyển tiếp hai bên); 05 loại 2 (phì đại sau niệu đạo); 07 loại 3 (đồng thời phì đại vùng chuyển tiếp hai bên và sau niệu đạo); không có ca loại 4, (phì đại một hoặc nhiều cuống); 01 loại 5 (có cuống kèm phì đại chuyển tiếp hai bên và/hoặc phì đại phía sau niệu đạo); 02 loại 6 (phì đại vùng dưới tam giác cổ hoặc phì đại lạc chỗ) và 01 loại 7 (phì đại phối hợp giữa các vùng). Kết luận: Phân loại Wasserman tăng sản lành tính TTL trên CHT có giá trị cao để đánh giá mối tương quan với các dấu hiệu lâm sàng, từ đó lập kế hoạch điều trị phù hợp cho bệnh nhân tùy thuộc loại tăng sản lành tính TTL.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Park YJ, Bae KH, Jin BS, Jung HJ, Park JS (2012). Is increased prostatic urethral angle related to lower urinary tract symptoms in males withbenign prostatic hyperplasia/lower urinary tract symptoms? Korean J Urol 53(6): 410–413. https://doi.org/10.4111/kju.2012.53.6.410
2. Guneyli S, Ward E, Peng Y, Nehal Yousuf A, Trilisky I, Westin C, Oto A (2017). MRI evaluation of benign prostatic hyperplasia: Correlation with international prostate symptom score. J Magn Reson Imaging 45(3):917–925. https://doi. org/10.1002/jmri.25418
3. Grossfeld GD, Coakley FV (2000). Benign prostatic hyperplasia: clinical overview and value of diagnostic imaging. Radiol Clin North Am 38(1):31–47
4. Wasserman NF, Spilseth B, Golzarian J, Metzger GJ (2015). Use of MRI for lobar classification of benign prostatic hyperplasia: potential phenotypic biomarkers for research on treatment strategies. AJR Am J Roentgenol 205(3): 564–571. https://doi.org/10.2214/ AJR.14.13602
5. Turkbey, B., Fotin, S. V., Huang, R. J., Yin, Y., Daar, D., Aras, O.,... Choyke, P. L. (2013). Fully automated prostate segmentation on MRI: comparison with manual segmentation methods and specimen volumes. AJR Am J Roentgenol, 201(5), W720-W729. doi:https://doi.org/ 10.2214/AJR.12.9712.
6. Morlacco A, Sharma V, Viers BR, et al. The incremental role of magnetic resonance imaging for prostate cancer staging before radical prostatectomy. Eur Urol 2017;71(5):701–704.
7. Grossfeld GD, Coakley FV. Benign prostatic hyperplasia: clinical overview and value of diagnostic imaging. Radiol Clin North Am 2000; 38:31–47.
8. Wasserman NF. Benign prostatic hyperplasia: a review and ultrasound classification. Radiol Clin North AM 2006; 44:689–710.
9. Randall A. Surgical pathology of prostatic obstructions. Baltimore: Williams & Wilkins, 1931.