YẾU TỐ NGUY CƠ GÂY TỔN THƯƠNG SẸO THẬN Ở BỆNH NHÂN DỊ TẬT NỨT ĐỐT SỐNG BẨM SINH

Nguyễn Duy Việt 1,
1 Bệnh viện Nhi Trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục đích: Mô tả yếu tố nguy cơ gây sẹo thận ở bệnh nhân dị tật nứt đốt sống bẩm sinh. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: hồi cứu hồ sơ bệnh án của 62 bệnh nhân bàng quang thần kinh do dị tật nứt đốt sống bẩm sinh đã được phẫu thuật tại Bệnh viện Nhi Trung ương, từ 01/2013 - 31/03/2019. Bệnh nhận được chụp xạ hình thận hình thể để xác định có hay không có tổn thương sẹo thận. Chụp niệu đạo - bàng quang ngược dòng xác định có hay không trào ngược bàng quang - niệu quản. Tiền sử nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Ứng dụng phần mềm thống kê y học SPSS xử lý số liệu, p < 0,05 có ý nghĩa thống kê. Kết quả: có 62 bệnh nhân bàng quang thần kinh do dị tật nứt đốt sống bấm sinh, bao gồm 45,5% trẻ nam và 54,5% là trẻ nữ, với vị trí tổn thương tủy gồm 40,3% trường hợp có tổn thương tủy từ dưới tủy lưng 4 và 59,7% bệnh nhận có tổn thương tủy cùng cụt. Tỷ lệ thoát vị tủy - màng tủy là 72,6% và thoát vị mỡ tủy - màng tủy là 27,4%;  Có 18 bệnh nhân chiếm 29,0% sẹo thận trên xạ hình thận với tuổi trung xuất hiện là 5,1 ± 3,1 tuổi cao hơn so tuổi của nhóm không có sẹo thận với p < 0,05. Có 29 trường hợp xuất hiện trào ngược bàng quang - niệu quản chiếm 46,8% và 38 bệnh nhân xuất hiện nhiễm khuẩn đường tiết niệu chiếm 61,3%. Sẹo thận liên quan đến trào ngược bàng quang – niệu quản và nhiễm khuẩn đường tiết niệu với tỷ lệ lần lượt la 48,3% và 42,1%, có ý nghĩa thống kê. Kết luận: Trào ngược bàng quang - niệu quản và nhiễm khuẩn đường tiết niệu là yếu tố gây tổn thương sẹo thận ở bệnh nhân bàng quang thần kinh do dị tật nứt đốt sống bẩm sinh.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Cristiane R.L, Maria Francisca T.F, Mônica M.V et al (2007). Risk factors for renal scarring in children and adolescents with lower urinary tract dysfunction. Pediatr Nephrol, 22, 1891-1896.
2. Veenboer P.W, Bosch J.L, van Asbeck F.W et al (2012). Upper and lower urinary tract outcomes in adult myelomeningocele patients: a systematic review. PLOS ONE | www.plosone.org, 7(10), e48399.
3. Finkelstein J.B, Rague J.T, Chow J., et al (2020). Accuracy of Ultrasound in Identifying Renal Scarring as Compared to DMSA Scan. Urology, 138: 134 - 137.
4. Lebowitz R.L, Olbing H, Parkkulainen K.V et al (1985). International system of radiographic grading of vesicoureteric reflux Pediatr Radiol 15, 105-109.
5. Ma Y, Li B, Wang L et al (2013). The predictive factors of hydronephrosis in patients with spina bifida: reports from China. Int Urol Nephrol, 45(3), 687-93.
6. Miklaszewska M, Korohoda P, Zachwieja K et al (2016). Can We Further Improve the Quality of Nephro-Urological Care in Children with Myelomeningocele? Int J Environ Res Public Health, 13(9).
7. Timberlake M.D, Jacobs M.A, Kern A.J et al (2018). Streamlining risk stratification in infants and young children with spinal dysraphism: Vesicoureteral reflux and/or bladder trabeculations outperforms other urodynamic findings for predicting adverse outcomes. J Pediatr Urol, 14(4), 319 e1-319 e7.
8. DeLair S.M, Eandi J, White M.J et al (2007). Renal cortical deterioration in children with spinal dysraphism: analysis of risk factors. J Spinal Cord Med, 30 Suppl 1, S30-4.
9. Kanaheswari Y and Mohd Rizal A.M (2015). Renal scarring and chronic kidney disease in children with spina bifida in a multidisciplinary Malaysian centre. J Paediatr Child Health, 51(12), 1175-81.
10. Prakash R, Puri A, Anand R et al (2017). Predictors of upper tract damage in pediatric neurogenic bladder. J Pediatr Urol, 13(5), 503 e1-503 e7.