TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG NGƯỜI BỆNH PHẪU THUẬT UNG THƯ DẠ DÀY TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI NĂM 2023

Phạm Văn Dũng 1,, Phạm Văn Phú 2, Trần Hiếu Học 2, Bùi Thị Thảo Yến 3, Nguyễn Vũ Quang 1, Đào Thu Thủy 1
1 Bệnh Viện Bạch Mai, Hà Nội
2 Trường Đại Học Y Hà Nội
3 Viện Dinh dưỡng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành trên trên 121 người bệnh ung thư dạ dày nhằm đánh giá tình trạng dinh dưỡng (TTDD) của người bệnh trước và sau phẫu ung thư dạ dày tại Bệnh viện Bạch Mai năm 2022-2023. Kết quả: Tỷ lệ BN có SDD trước phẫu thuật theo BMI là 21,5%, sau phẫu thuật là 29,8% (p <0,001). Theo công cụ GLIM có 47% NB có nguy cơ SDD trước phẫu thuật. Theo PG-SGA có 54,6% NB có nguy cơ SDD hoặc SDD vừa và nặng trước phẫu thuật (PG-SGA B và C), trong đó 21,1% NB có nguy cơ SDD nặng. Theo nồng độ albumin máu, tỷ lệ SDD của NB trước PT chiếm 30,6% và sau PT chiếm 67,8% (p<0,001). Kết luận: Người bệnh phẫu thuật ung thư dạ dày tại bệnh viện Bạch Mai SDD hoặc có nguy cơ SDD trước và sau phẫu thuật chiếm tỷ lệ khá cao.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Đoàn Hữu Nghị (2012), Ung Thư Dạ Dày, Cập Nhật Các Bệnh Thường Gặp Trong Lâm Sàng Bệnh Viện., Nhà xuất bản Y học.
2. Bray F., Ferlay J., Soerjomataram I. và cộng sự. (2018). Global cancer statistics 2018: GLOBOCAN estimates of incidence and mortality worldwide for 36 cancers in 185 countries. CA Cancer J Clin, 68(6), 394–424.
3. Cao Thị Huyền Trang (2018), Tình Trạng Dinh Dưỡng và Thực Trạng Nuôi Dưỡng Bệnh Nhân Phẫu Thuật Ung Thư Dạ Dày Tại Bệnh Viện K Năm 2017- 2018. Luận văn thạc sĩ y học, Luận văn thạc sĩ y học, Đại học Y Hà Nội.
4. Trần Trung Bách (2015), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị ung thư dạ dày ở người trẻ tuổi tại bệnh viện K, Luận văn thạc sĩ y học, Đại học Y Hà Nội.
5. Phan Thị Bích Hạnh (2017), Tình Trạng Dinh Dưỡng và Khẩu Phần Thực Tế Của Bệnh Nhân Ung Thư Đường Tiêu Hoá Có Điều Trị Hoá Chất Tại Bệnh Viện Đại Học Y Hà Nội., Luận văn thạc sĩ y học, Đại học Y Hà Nội.
6. Cederholm T., Jensen G.L., Correia M.I.T.D. và cộng sự. (2019). GLIM criteria for the diagnosis of malnutrition - A consensus report from the global clinical nutrition community. Clin Nutr, 38(1), 1–9.
7. Xu L., Shi M., Huang Z. và cộng sự. (2022). Impact of malnutrition diagnosed using Global Leadership Initiative on Malnutrition criteria on clinical outcomes of patients with gastric cancer. J Parenter Enteral Nutr, 46(2), 385–394.
8. Chu Thị Tuyết (2013), Hiệu Quả Dinh Dưỡng Toàn Diện Cho Bệnh Nhân Phẫu Thuật ổ Bụng-Tiêu Hóa Mở Có Chuẩn Bị Tại Khoa Ngoại Bệnh Viên Bạch Mai, Luận án tiến sỹ, Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương.