KHẢO SÁT BIẾN CHỨNG XUẤT HUYẾT TRÊN BỆNH NHÂN PHẪU THUẬT Ổ BỤNG SỬ DỤNG THUỐC CHỐNG ĐÔNG TRONG DỰ PHÒNG THUYÊN TẮC HUYẾT KHỐI TĨNH MẠCH TẠI KHOA NGOẠI TIÊU HÓA BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu nghiên cứu: Tần suất gặp biến chứng xuất huyết khi sử dụng thuốc chống đông trong dự phòng VTE ở bệnh nhân phẫu thuật ổ bụng tại khoa ngoại tiêu hóa bệnh viện Nhân Dân Gia Định. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hàng loạt ca, thực hiện trên 69 hồ sơ bệnh án, phù hợp tiêu chuẩn nghiên cứu, được điều trị tại khoa Ngoại Tiêu Hóa bệnh viện Nhân Dân Gia Định trong khoảng thời gian 1/2021-6/2022. Kết quả: tỷ lệ xuất huyết chiếm 7,2% với thời gian trung bình sử dụng kháng đông đến khi xuất huyết là 3,2 ngày. Tỷ lệ xuất huyết da chiếm 4,2%, chảy máu đường tiêu hóa chiếm 1,5%, tụ máu vết thương chiếm 1,5% trong đó nhóm sử dụng kháng đông enoxaparin có tỷ lệ xuất huyết chiếm 9,1% cao hơn nhóm sử dụng kháng đông gemapaxane có tỷ lệ xuất huyết là 6,4%, tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p >0,05). Phân tích đơn biến, nhằm tìm các yếu tố ảnh hưởng đến nguy cơ xuất huyết như tuổi, giới, BMI, bệnh kèm theo, kiểu phẫu thuật, tuy nhiên kết quả ghi nhận yếu tố nào ảnh hưởng đến khả năng xuất huyết (p >0,05). Kết luận: Tỷ lệ xuất huyết chiếm 7,2% với thời gian trung bình sử dụng kháng đông đến khi xuất huyết là 3,2 ngày. Các yếu tố tuổi, giới, BMI, bệnh kèm theo, kiểu phẫu thuật, không ảnh hưởng đến khả năng xuất huyết khi sử dụng kháng đông (p >0,05).
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
2. Taishi Hata, et al. (2019), "Efficacy and safety of anticoagulant prophylaxis for prevention of postoperative venous thromboembolism in Japanese patients undergoing laparoscopic colorectal cancer surgery", Annals of Gastroenterological Surgery. 3(5), pp. 568-575.
3. R. S. McLeod, et al. (2001), "Subcutaneous heparin versus low-molecular-weight heparin as thromboprophylaxis in patients undergoing colorectal surgery: results of the canadian colorectal DVT prophylaxis trial: a randomized, double-blind trial", Ann Surg. 233(3), pp. 438-44.
4. J. P. Tasu, et al. (2015), "Postoperative abdominal bleeding", Diagn Interv Imaging. 96(7-8), pp. 823-31.
5. Vietnam national congress of cardiology scientific meeting (2018), Chẩn đoán, điều trị và dự phòng thuyên tắc - huyết khối tĩnh mạch.
6. Mai Đức Thảo (2020), Nghiên cứu nguy cơ xuất hiện huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới lần đầu và kết quả dự phòng bằng heparin trọng lượng phân tử thấp ở bệnh nhân hồi sức cấp cứu Đại Học Y Hà Nội.
7. Nguyễn Thị Phương Thảo (2020), "Khảo sát tình hình sử dụng thuốc chống đông enoxaparin trên bệnh nhân nội trú điều trị tại bệnh viện Hữu Nghị".