NHẬN XÉT ĐIỀU TRỊ Ở NGƯỜI BỆNH NỘI TRÚ RỐI LOẠN HỖN HỢP LO ÂU VÀ TRẦM CẢM

Phùng Ngọc Thương 1,2,, Trần Nguyễn Ngọc 1,3
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Tâm thần Hà Nội
3 Bệnh viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nhận xét đặc điểm điều trị ở người bệnh nội trú rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang 75 người bệnh điều trị nội trú tại Viện Sức khỏe tâm thần – Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Tâm thần Hà Nội được chẩn đoán xác định rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm (F41.2) theo tiêu chuẩn chẩn đoán của ICD-10, từ tháng 11/2022 tháng đến 03/2023. Kết quả: 100% người bệnh được phối hợp thuốc, trong đó phần lớn (86,7%) được phối hợp cả 3 nhóm thuốc chống trầm cảm, an thần kinh và bình thần. Tỷ lệ người bệnh được điều trị hóa dược kết hợp với liệu pháp thư giãn chiếm đa số (68,0%). Sertraline và fluvoxamine là các thuốc chống trầm cảm được chỉ định cao nhất (36,0%). Trong khi đó, quetiapine là an thần kinh được ưu tiên lựa chọn (69,3%). Hầu hết người bệnh được sử dụng diazepam trong quá trình điều trị (90,7%). Táo bón (37,3%) và khô miệng (13,3%) là tác dụng không mong muốn thường gặp nhất. Sau điều trị, điểm trắc nghiệm tâm lý giảm có ý nghĩa thống kê với p < 0,001. Kết luận: Trong quá trình nội trú, đa số người bệnh rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm được chỉ định đa hóa liệu phối hợp cùng liệu pháp thư giãn. Sau 14 ngày điều trị, nhìn chung người bệnh đã thuyên giảm mức độ trầm cảm và cải thiện được chất lượng giấc ngủ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Walters K, Buszewicz M, Weich S, King M. Mixed anxiety and depressive disorder outcomes: prospective cohort study in primary care. The British Journal of Psychiatry. 2011;198(6):472-478. doi: 10.1192/bjp.bp.110.085092
2. First MB. DSM-5 proposals for mood disorders: a cost–benefit analysis. Current Opinion in Psychiatry. 2011; 24(1):1-9. doi: 10.1097/ YCO.0b013e328340b594
3. Fawcett J. Mixed Anxiety-Depression. Textbook of Anxiety Disorders Second edition. American Psychiatric Publishing. 2009;239-259.
4. La Đức Cương. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng rối loạn hỗn hợp lo âu trầm cảm ở bệnh nhân điều trị nội trú. Luận văn tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp 2. Trường Đại học Y Hà Nội. 2010.
5. Vũ Thị Lan. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm ở người bệnh nữ độ tuổi 45 - 59, điều trị nội trú tại bệnh viện sức khỏe tâm thần từ tháng 9/2014 đến tháng 8/2015. Luận văn tốt nghiệp bác sỹ nội trú. Trường Đại học Y Hà Nội. 2015.
6. Jeremy DC, Cindy JA, Venkatesh P, Younsuk K. Treating comorbid anxiety and depression: Psychosocial and pharmacological approaches. World journal of Psychiatry. 2015; 5(4): 366-378. doi: 10.5498/wjp.v5.i4.366
7. Hồ Thu Yến. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng các triệu chứng cơ thể của rối loạn trầm cảm ở phụ nữ độ tuổi 45-59. Luận văn tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp 2. Trường Đại học Y Hà Nội. 2012