TỶ LỆ HUYẾT THANH DƯƠNG TÍNH ẤU TRÙNG TOXOCARA CANIS Ở NGƯỜI DÂN PHƯỜNG AN LỘC, THỊ XÃ BÌNH LONG, TỈNH BÌNH PHƯỚC

Phan Văn Trọng 1,, Nguyễn Long Anh2, Phan Hoàng Thái Bảo 1
1 Trường Đại học Tây Nguyên
2 Trung tâm Y tế, thị xã Bình Long, tỉnh Bình Phước

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định tỷ lệ huyết thanh dương tính ấu trùng Toxocara canis (T.canis) ở người dân phường An Lộc, thị xã Bình Long, tỉnh Bình Phước năm 2021. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: - Tất cả những người dân từ 3 tuổi trở lên có hộ khẩu và sinh sống tại phường An Lộc, thị xã Bình Long, tỉnh Bình Phước. - Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang. Kết quả: - Tỷ lệ huyết thanh dương tính ấu trùng T. canis chiếm 18,5%, trong đó tỷ lệ huyết thanh dương tính ở nam và nữ là tương đương (19,3% so với 17,9%); nhóm 3 - 14 tuổi chiếm 24,6%; nhóm ≥15 tuổi chiếm 17,4%. - Có 73,3% đối tượng nghiên cứu có chỉ số bạch cầu ái toan (BCAT) ở mức bình thường (<5%) và 26,7% tăng (≥5%). - Không có sự khác biệt về tỷ lệ huyết thanh dương tính ấu trùng T. canis theo dân tộc, trình độ học vấn, nghề nghiệp và thành phần kinh tế (p>0,05).

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Thái Phương Phiên, Trương Văn Hội, Lê Vũ Chương và CS (2021), “Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến huyết thanh dương tính với ấu trùng giun đũa chó/mèo (Toxocara spp.) ở người dân tại tỉnh Ninh Thuận, năm 2020”, Tạp chí Phòng chống bệnh sốt rét và các bệnh ký sinh trùng, Viện Sốt rét- KST - CT Trung ương, Số 1 (121), tr. 41-49.
2. Phan Thông (2018), Tỷ lệ huyết thanh dương tính với Toxocara spp. và một số yếu tố liên quan của người dân tại xã Quảng Hiệp, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk, năm 2018, Luận văn thạc sĩ y học, Trường Đại học Tây Nguyên.
3. Bùi Văn Tuấn (2018), Thực trạng, một số yếu tố liên quan nhiễm ấu trùng giun đũa chó (Toxocara canis) ở người tại huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi năm 2016 và hiệu quả của một số biện pháp can thiệp, Luận án tiến sĩ y học, Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương.
4. Araújo A.C, Villela M .M, Lopes, ÂS, et al (2018), "Seroprevalence of Toxoplasma gondii and Toxocara canis in a human rural population of Southern Rio Grande do Sul", Revista do Instituto de Medicina Tropical de São Paulo, 60, e28. pp.1-7.
5. Chieffi P.P., Lescano S.A.Z., Fonseca G.R.E, et al (2021), "Human oxocariasis: 2010 to 2020 Contributions from Brazilian Researchers", Research and reports in tropical medicine, Res Rep Trop Med, May 19;12:81-91. doi: 10.2147/ RRTM.S274733.
6. Pezeshkian F, Pouryousef A.M, Omidian M, et al (2023), “Seroprevalence of Toxocariasis and Its Associated Risk Factors among Adult Population in Kavar District, Fars Province, South of Iran: A Cross-Sectional Community-Based Seroepidemiological Survey”, Interdisciplinary Perspectives on infectious diseases, Volume 2023, Article ID 2721202, 7 pages https://doi.org/ 10.1155/2023/2721202.
7. Phasuk N, and Punsawad C, (2020), "Seroprevalence of Toxocara canis infection and associated risk factors among primary schoolchildren in rural Southern Thailand", Tropical medicine and health, 48(1), pp. 1-8.
8. Said A, Khattak I, Abbas R. Z, et al (2023), “Toxocara canis seropositivity in different exposure groups in the Khyber Pakhtunkhwa province of Northwest Pakistan, Pararasitology Researsh, 122:1159 -1166. https://doi.org/ 10.1007/s00436-023-07816-4.