KHẢO SÁT TÌNH HÌNH TỔN THƯƠNG THẬN CẤP Ở BỆNH NHÂN CHẤN THƯƠNG NẶNG TẠI PHÒNG HỒI SỨC NGOẠI - BỆNH VIỆN ĐÀ NẴNG

Nguyễn Nhật Tiến 1,, Huỳnh Đức Phát 1, Phạm Thành Dũng 1, Phạm Thành Dũng 1, Nguyễn Thành Đạt 1, Trần Hữu Kim Minh 1
1 Bệnh viện Đà Nẵng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát tỷ lệ mắc, mức độ nặng và các yếu tố nguy cơ của tổn thương thận cấp ở bệnh nhân chấn thương nặng tại phòng hồi sức ngoại. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang trên 70 bệnh nhân được chẩn đoán chấn thương nặng tại khoa Gây mê-Hồi sức Ngoại, bệnh viên Đà Nẵng từ tháng 01/2021 - 08/2021. Các bệnh nhân được khai thác tiền sử, bệnh sử, ghi nhận các đặc điểm chung, đặc điểm về chấn thương để đánh giá mức độ nặng, tình trạng, giai đoạn và các yếu tố nguy cơ của tổn thương thận cấp. Kết quả: Tỷ lệ tổn thương thận cấp là 27,1% ở các bệnh nhân chấn thương nặng. Tổn thương thận cấp giai đoạn 3 chiếm tỷ lệ cao nhất với 52,6% trường hợp. Các yếu tố trên lâm sàng liên quan đến nguy cơ tổn thương thận cấp bao gồm: điểm ISS, điểm SOFA, thể tích máu truyền, sử dụng thuốc vận mạch, sử dụng thuốc độc thận và nhiễm khuẩn huyết. Các yếu tố cận lâm sàng liên quan đến nguy cơ tổn thương thận cấp bao gồm: nồng độ CPK, lactate, kiềm dư và hemoglobin trong máu. Kết luận: Tổn thương thận cấp là một tình trạng phổ biến ở bệnh nhân chấn thương nặng tại khoa Hồi sức Ngoại. Đánh giá đầy đủ các yếu tố nguy cơ của tổn thương thận cấp có thể góp phần dự báo tiên lượng và đáp ứng điều trị cũng như thái độ điều trị phù hợp nhằm hạn chế tối đa biến chứng và tỷ lệ tử vong cho người bệnh.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Trường Sơn, Phạm Thị Ngọc Thảo, Phan Thị Xuân, Lê Minh Khôi, “Khảo sát tình hình tổn thương thận cấp ở bệnh nhân điều trị tại khoa Hồi Sức-bệnh viện Chợ Rẫy.” Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh. tập 21-số 3, tr. 1-7, 2017.
2. S. Søvik et al., “Acute kidney injury in trauma patients admitted to the ICU: a systematic review and meta-analysis,” Intensive Care Med., vol. 45, no. 4, pp. 407–419, Apr. 2019, doi: 10.1007/ s00134-019-05535-y.
3. Nguyễn Nhật Hoan, Trịnh Văn Đồng, “Đánh giá các yếu tố nguy cơ gây suy thận cấp ở bệnh nhân chấn thương tại khoa hồi sức tích cực bệnh viên Việt Đức.” 2008.
4. A. Harrois, N. Libert, and J. Duranteau, “Acute kidney injury in trauma patients,” Curr. Opin. Crit. Care, vol. 23, no. 6, pp. 447–456, Dec. 2017, doi: 10.1097/MCC.0000000000000463.
5. Z. L. Cox et al., “Adverse drug events during AKI and its recovery,” Clin. J. Am. Soc. Nephrol. CJASN, vol. 8, no. 7, pp. 1070–1078, Jul. 2013, doi: 10.2215/CJN.11921112.
6. S. Kheterpal et al., “Development and validation of an acute kidney injury risk index for patients undergoing general surgery: results from a national data set,” Anesthesiology, vol. 110, no. 3, pp. 505–515, Mar. 2009, doi: 10.1097/ALN.0b013e3181979440.
7. P. A. Gabow, W. D. Kaehny, and S. P. Kelleher, “The Spectrum of Rhabdomyolysis:,” Medicine (Baltimore), vol. 61, no. 3, pp. 141–152, May 1982, doi: 10.1097/00005792-198205000-00002.
8. J.-H. Jheong, S.-K. Hong, and T.-H. Kim, “Acute Kidney Injury After Trauma: Risk Factors and Clinical Outcomes,” J. Acute Care Surg., vol. 10, no. 3, pp. 90–95, Nov. 2020, doi: 10.17479/jacs.2020.10.3.90.