KHẢO SÁT SỨC CĂNG DỌC THẤT PHẢI Ở BỆNH NHÂN SUY TIM PHÂN SUẤT TỐNG MÁU THẤT TRÁI GIẢM BẰNG SIÊU ÂM 2D ĐÁNH DẤU MÔ CƠ TIM

Nguyễn Vũ Đạt 1,, Hoàng Văn Sỹ 2
1 Bệnh viện Nguyễn Tri Phương
2 Đại học Y Dược TPHCM

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Rối loạn chức năng thất phải thường găp ở bệnh nhân suy tim phân suất tống máu thất trái giảm (PSTMG). Nhiều nghiên cứu thực nghiệm cũng chứng minh rối loạn chức năng thất phải là yếu tố quan trọng trong tiên lượng bệnh cũng như đánh giá và theo dõi kết quả điều trị. Sức căng thất phải đo bằng siêu âm 2D đánh dấu mô cơ tim (STE) có thể phát hiện các rối loạn chức năng thất phải ở giai đoạn sớm và được xem là một thông số nhạy để đánh giá chức năng thất phải cũng như có ý nghĩa tiên lượng quan trọng ở bệnh nhân suy tim. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Bệnh nhân nội trú suy tim PSTMG được siêu âm tim trước khi xuất viện, khảo sát chỉ số sức căng dọc toàn bộ thất phải (RVGLS) và sức căng dọc thành tự do thất phải (RVFWS)  và tìm  mối liên quan với lâm sàng và các thông số đánh giá chức năng thất phải truyền thống. Dùng phương pháp tiến cứu, mô tả cắt ngang. Kết quả: Có 110 bệnh nhân thuộc nhóm nghiên cứu với tuổi trung bình là 61,85, trong đó nam chiếm 61,8%. Kết quả cho thấy RVGLS trung bình và RVFWS trung bình là -10,28% ± 4,53% và 14,41% ± 5,75% và có mối tương quan giữa RVGLS và RVFWS với NT-proBNP và các thông số siêu âm tim như TAPSE, RVs’, RVFAC. Tỉ lệ rối loạn chức năng thất phải là 81,82% dựa theo chỉ số sức căng thất phải. Kết luận: Chỉ số sức căng dọc cơ tim thất phải có ý nghĩa trong việc đánh giá sự suy giảm chức năng tâm thu thất phải sớm ở những bệnh nhân suy tim PSTMG.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Iglesias-Garriz I, Olalla-Gómez C, Garrote C, et al. Contribution of right ventricular dysfunction to heart failure mortality: a meta-analysis. Rev Cardiovasc Med. 2012;13(2-3):e62-9. doi:10. 3909/ricm0602
2. Carluccio E, Biagioli P, Alunni G, et al. Prognostic Value of Right Ventricular Dysfunction in Heart Failure With Reduced Ejection Fraction: Superiority of Longitudinal Strain Over Tricuspid Annular Plane Systolic Excursion. Circ Cardiovasc Imaging. Jan 2018;11(1): e006894. doi:10.1161/ circimaging.117.006894
3. Saha SK, Kiotsekoglou A, Gopal AS, Lindqvist P. Biatrial and right ventricular deformation imaging: Implications of the recent EACVI consensus document in the clinics and beyond. Echocardiography. Oct 2019;36(10): 1910-1918. doi: 10.1111/echo.14498
4. Muraru D, Onciul S, Peluso D, et al. Sex- and Method-Specific Reference Values for Right Ventricular Strain by 2-Dimensional Speckle-Tracking Echocardiography. Circ Cardiovasc Imaging. Feb 2016;9(2):e003866. doi:10.1161/ circimaging.115.003866
5. Motoki H, Borowski AG, Shrestha K, et al. Right ventricular global longitudinal strain provides prognostic value incremental to left ventricular ejection fraction in patients with heart failure. J Am Soc Echocardiogr. Jul 2014;27(7): 726-32. doi:10.1016/ j.echo.2014.02.007
6. Iacoviello M, Citarelli G, Antoncecchi V, et al. Right Ventricular Longitudinal Strain Measures Independently Predict Chronic Heart Failure Mortality. Echocardiography. Jul 2016;33(7):992-1000. doi:10.1111/echo.13199
7. Anavekar NS, Skali H, Bourgoun M, et al. Usefulness of right ventricular fractional area change to predict death, heart failure, and stroke following myocardial infarction (from the VALIANT ECHO Study). Am J Cardiol. Mar 1 2008;101(5): 607-12. doi:10.1016/j.amjcard.2007.09.115
8. Bistola V, Parissis JT, Paraskevaidis I, et al. Prognostic value of tissue Doppler right ventricular systolic and diastolic function indexes combined with plasma B-type natriuretic Peptide in patients with advanced heart failure secondary to ischemic or idiopathic dilated cardiomyopathy. Am J Cardiol. Jan 15 2010;105(2):249-54. doi:10.1016/ j.amjcard.2009.08.682