THAY ĐỔI GIÁ TRỊ qHBsAg Ở BỆNH NHÂN VIÊM GAN VI RÚT B MẠN KHI ĐIỀU TRỊ BẰNG TENOFOVIR DISOPROXIL FUMARATE HOẶC TENOFOVIR ALAFENAMIDE

Duy Thông Võ 1,2,, Ngọc Diễm Võ 1
1 Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
2 Bệnh viện Chợ Rẫy, Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát sự thay đổi qHBsAg ở bệnh nhân (BN) HBV mạn điều trị tenofovir disoproxil fumarate (TDF) hoặc tenofovir alafenamide (TAF). Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả thực hiện trên những BN HBV mạn điều trị ngoại trú với TDF 300mg hoặc TAF 25mg tại phòng khám Viêm gan ,bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh từ tháng 01/2017 đến 12/2020. Tiến hành đánh giá sự thay đổi qHBsAg khi điều trị với TDF hoặc TAF. Kết quả: Nghiên cứu có 250 BN, trong đó 160 BN (64%) được điều trị với TDF và 90 BN (36%) được điều trị TAF. Thời gian điều trị trung bình của nhóm TDF là 4,1 năm và ở nhóm TAF là 2,5 năm. Giá trị qHBsAg trung bình tại thời điểm bắt đầu nghiên cứu của nhóm BN điều trị TDF là 3,0 ± 0,8 (log10 UI/ml) cao hơn có ý nghĩa so với nhóm BN đang điều trị TAF (2,7 ± 0,9 với p = 0,02). Trong nhóm điều trị với TDF, giá trị qHBsAg trung bình sau 12 tuần giảm không có ý nghĩa thống kê so với thời điểm bắt (p = 0,2) nhưng giảm có ý nghĩa tại thời điểm 24 tuần so với ban đầu (p = 0,02). Ở nhóm điều trị với TAF, giá trị qHBsAg giảm không có ý nghĩa ở thời điểm sau 12 tuần (p = 0,8) và 24 tuần (p=0,4). Kết luận: Nghiên cứu cho thấy giá trị qHBsAg giảm có ý nghĩa tại thời điểm 24 tuần trong quá trình điều trị TDF, tuy nhiên giá trị qHBsAg giảm không có ý nghĩa trong quá trình điều trị TAF thời gian ngắn. Cần có nhiều nghiên cứu với cỡ mẫu lớn hơn, đa trung tâm và thời gian theo dõi dài hơn đến đánh giá vai trò của thuốc tới sự thay đổi qHBsAg.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. World Health Organization. Guidelines for the Prevention, Care and Treatment of Persons with Chronic Hepatitis B Infection. 2015. https://apps.whoint/iris.
2. Hipgrave D B, Nguyen T V, Vu M H, Hoang T L, et al. Hepatitis B infection in rural Vietnam and the implications for a national program of infant immunization. American Journal of Tropical Medicine and Hygiene. 2003; 69(3): 288-294.
3. Gao Y, Li Y, Meng Q, Zhang Z, et al. Serum Hepatitis B Virus DNA, RNA, and HBsAg: Which Correlated Better with Intrahepatic Covalently Closed Circular DNA before and after Nucleos(t)ide Analogue Treatment?. Journal of Clinical Microbiology. 2017; 55(10): 2972-2982.
4. Yang J, Chen J, Ye P, Jin L, et al. HBsAg as an important predictor of HBeAg seroconversion following antiviral treatment for HBeAg-positive chronic hepatitis B patients. Journal of Translational Medicine. 2014; 12: 183.
5. Boglione L, D'Avolio A, Cariti G, Gregori G, et al. Kinetics and prediction of HBsAg loss during therapy with analogues in patients affected by chronic hepatitis B HBeAg negative and genotype D. Liver International. 2013; 33(4): 580-585.
6. Yang N, Feng J, Zhou T, Li Z, et al. Relationship between serum quantitative HBsAg and HBV DNA levels in chronic hepatitis B patients. Journal of Medical Virology. 2018; 90(7): 1240-1245.
7. Lee J H, Kim S J, Ahn S H, Lee J, et al. Correlation between quantitative serum HBsAg and HBV DNA test in Korean patients who showed high level of HbsAg. Journal of Clinical Pathology. 2010; 63 (11): 1027-1031
8. Liu X, Chen J M, Lou J L, Huang Y X, et al. Correlation between hepatitis B virus DNA levels and diagnostic tests for HBsAg, HBeAg, and PreS1-Ag in chronic hepatitis B. Genetics and Molecular Research. 2016; 15(2): 1-9.