BƯỚC ĐẦU ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ ĐAU VÀ GIẢM DIỆN TÍCH SƯNG NỀ BẦM TÍM CỦA KEM LX1 TRÊN BỆNH NHÂN CHẤN THƯƠNG PHẦN MỀM VÙNG HÀM MẶT

Bùi Tiến Hưng 1,2,, Nguyễn Thu Hương 2, Nguyễn Phương Anh 2, Nguyễn Hoài Thu 2, Trần Đức Anh 2, Hồ Nhật Minh 2, Phạm Xuân Thành 1, Nguyễn Tuyết Trang 1
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Bước đầu đánh giá tác dụng hỗ trợ điều trị đau và giảm diện tích sưng nề bầm tím của kem LX1 trên bệnh nhân chấn thương phần mềm vùng hàm mặt. Đối tượng: Nghiên cứu được thực hiện trên 33 bệnh nhân chấn thương phần mềm vùng hàm mặt tại khoa Phẫu thuật thần kinh - Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn từ 04/2022 đến 10/2022. Phương pháp: Nghiên cứu can thiệp lâm sàng, tiến cứu. Kết quả: sau 07 ngày điều trị, điểm VAS trung bình của nhóm nghiên cứu giảm từ 2,91 ± 1,42 (điểm) xuống 0,85 ± 0,83 (điểm); độ chênh 2,06 ± 0,93 (điểm); Diện tích sưng nề trung bình giảm từ 1779,7 ± 1869,37 xuống 774,3 ± 1012,53 (mm2); độ chênh 1005,39 ± 916,58 (mm2). Diện tích bầm tím trung bình giảm từ 2065,06 ± 1793,3 (mm2) xuống 909,1 ± 937,77 (mm2); độ chênh 155,97 ± 962,16 (mm2). Sự khác biệt trước và sau điều trị có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Kết luận: Kem LX1 bước đầu có tác dụng hỗ trợ điều trị đau và giảm diện tích sưng nề, bầm tím trên bệnh nhân chấn thương phần mềm vùng hàm mặt.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Hollander JE, Singer AJ, Valentine S, Henry MC. Wound registry: development and validation. Ann Emerg Med 1995;25(05):675–685
2. Daniel Y. Cho, Brooke E. Willborg, G. Nina Lu (2021), Management of Traumatic Soft Tissue Injuries of the Face, Semin Plast Surg 2021;35:229–237
3. Reha Y, Alper S, Christopher PK, Serhar T, Osman L, Cemaletti c, Ian J (2005). Management of the frontal sinus fractures, J. Plastic and Recontructive surgery, Vol.21, No.3, 199-206.
4. Lâm Hoài Phương (2007). Đánh giá hiệu quả điều trị chấn thương hàm mặt tại Bệnh viện Răng hàm mặt TW TP HCM 30 năm (1975-2005). Tạp chí Y học thực hành số 8/2007, 61-62.
5. Trần Thuý, Nguyễn Hoàng Anh (2000). Đánh giá tác dụng của thuốc Thương độc cao trên bệnh nhân có vết thương do đụng giập. Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học 1998-1999, Viện Y học dân tộc Việt Nam, 82-87.
6. Lê Đức Tuấn (2002). Đánh giá tác dụng của cao tiêu viêm của Viện Y học cổ truyền Việt Nam trong điều trị bong gân, đụng dập phần mềm do chấn thương, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa II, Trường Đại học Y Hà Nội.
7. Bùi Tiến Hưng (2013). Đánh giá tác dụng của cream "LX1" trên bệnh nhân sau mổ gãy kín thân xương cẳng chân qua một số chỉ tiêu lâm sàng. Tạp chí nghiên cứu Y dược học cổ truyền Việt Nam, (38), 16-24.
8. Shah D, Mital K. The Role of Trypsin: Chymotrypsin in Tissue Repair. Adv Ther. 2018 Jan;35(1):31-42. doi: 10.1007/s12325-017-0648-y. Epub 2017 Dec 5. PMID: 29209994; PMCID: PMC5778189.