TÌNH TRẠNG THIẾU VITAMIN D Ở NỮ HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚ TẠI HUYỆN VĂN YÊN, VĂN CHẤN, TỈNH YÊN BÁI NĂM 2018

Hoàng Nguyễn Phương Linh 1,, Nguyễn Song Tú 2, Lê Đức Trung 2
1 Đại học thành phố Birmingham, Vương Quốc Anh
2 Viện Dinh dưỡng Quốc gia, Bộ Y tế, Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Thiếu vitamin D ở trẻ học đường đang là vấn đề có ý nghĩa sức khoẻ cộng đồng đồng tại Việt Nam, đặc biệt là trẻ suy dinh dưỡng (SDD) và nguy cơ SDD thấp còi. Một nghiên cứu cắt ngang được tiến hành năm 2018 trên 384 nữ học sinh 11-13 tuổi tại 6 xã của huyện Văn Chấn và Văn Yên, tỉnh Yên Bái, nhằm mô tả tình trạng thiếu Vitamin D. Kết quả cho thấy, tỷ lệ Vitamin D thiếu và thấp (25(OH)D <50 nmol/L) là 57%; tỷ lệ vitamin D thiếu, thấp và nguy cơ thấp (25(OH)D < 75 nmol/L) là 97,4%; nồng độ 25 (OH)D là 49,2 nmol/L, ở ngưỡng thiếu. Tỷ lệ vitamin D thiếu và thấp tại hai huyện Văn Yên và Văn Chấn lần lượt là 53,6% và 60,2%. Tỷ lệ vitamin D thấp, thiếu cao nhất ở dân tộc H’mông  (61,9%), tiếp theo là dân tộc Kinh (56,1%), Tày (54,5%) và Dao (53,4%). Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ vitamin D thiếu và thấp theo nhóm tuổi, giữa các huyện, xã và giữa các dân tộc (p > 0,05). Điều đó, cho thấy tình trạng vitamin D thiếu và thấp rất cao ở nữ học sinh nên cần có những giải pháp can thiệp kịp thời để cải thiện tình trạng thiếu Vitamin D cho nữ học sinh tại Yên Bái, cũng như vùng núi phía Bắc nói chung.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Roth DE, Abrams SA. Global prevalence and disease burden of vitamin D deficiency: a roadmap for action in low‐ and middle‐income countries. Annals of the New York Academy of Sciences, 2018. 1430(1): 44-79.
2. Mokhtar RR, Holick MF et al. Vitamin D status is associated with underweight and stunting in children aged 6-36 months residing in the Ecuadorian Andes. Randomized Controlled Trial Public Health Nutr, 2018. 21(11): 1974-1985.
3. Holick MF, Binkley NC et al. Evaluation, treatment, and prevention of vitamin D deficiency: an Endocrine Society clinical practice guideline. J Clin Endocrinol Metab, 2011. 96(7): 1911-30.
4. Le Nguyen BK, Hop LT et al. Double burden of undernutrition and overnutrition in Vietnam in 2011: results of the SEANUTS study in 0•5–11-year-old children. British Journal of Nutrition, 2013. 110: S45-56.
5. Nguyễn Song Tú, Trần Thuý Nga và CS. Thực trạng thiếu vitamin D và một số yếu tố liên quan ở trẻ suy dinh dưỡng ở các trường mầm non, tiểu học tại hai huyện Lục Yên và Yên Bình, tỉnh Yên Bái, năm 2017. Tập chí Y Học Dự Phòng, 2020. 30(5).
6. Tuyen LD, Hien VTTH et al., Calcium and Vitamin D Deficiency in Vietnamese: Recommendations for an Intervention Strategy. J Nutr Sci Vitaminol (Tokyo), 2016. 62(1): 1-5.
7. Đỗ Thuý Lê, Nguyễn Song Tú và CS. Tình trạng thiếu vitamin D và kẽm ở học sinh trung học cơ sở trường dân tộc bán trú huyện Tuần Giáo, Điện Biên năm 2018. Tạp chí Y Học Việt Nam, 2022. 517(1): 123-128.
8. Arnaud L, Wieringa F, Nga TT et al. Hypovitaminosis D and mild hypocalcaemia are highly prevanlent among young Vietnamese children and women and related to low dietary intake. PLoS One. 8(5), 2013: e63979.
9. Trần Thuý Nga, Lê Danh Tuyên và CS. Tình trạng vitamin D ở học sinh tiểu học năm 2011. Tinh hình dinh dưỡng và chiến lược can thiệp ở Việt Nam. Nhà xuất bản Y học, 2017: 46-51.