TÍNH HỢP LỆ VÀ ĐỘ TIN CẬY CỦA THANG ĐO NGÃ LIÊN QUAN ĐẾN NIỀM TIN SỨC KHỎE (THE FALL-RELATED HEALTH BELIEF SCALE) ĐỂ ĐO LƯỜNG THÁI ĐỘ PHÒNG NGỪA NGÃ CỦA NGƯỜI CAO TUỔI VIỆT NAM

Tăng Thị Hảo 1,2, Vũ Minh Hải 2,, Trần Văn Long 1
1 Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định
2 Trường Đại học Y Dược Thái Bình

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Chuyển ngữ tiếng Việt và đánh giá tính hợp lệ, độ tin cậy của thang đo ngã liên quan đến niềm tin sức khỏe (The fall-related health belief scale) để đo lường thái độ phòng ngừa ngã của người cao tuổi Việt Nam. Phương pháp: Nghiên cứu được thực hiện trên 330 người cao tuổi từ tháng 01 năm 2022 đến tháng 05 năm 2022 tại xã Tân Phong, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Chuyển ngữ theo quy trình dịch ngược và thử nghiệm trên 30 người cao tuổi để điều chỉnh phiên bản dịch thuật. Kiểm tra tính hợp lệ của nội dung bằng ý kiến của 5 chuyên gia. Độ tin cậy được đo bằng hệ số Cronbach's alpha trên 300 người cao tuổi, thử nghiệm được lặp lại lần hai trên 90 người cao tuổi trong khoảng thời gian hai tuần. Chỉ số tương quan nội bộ Intra-Class Correlation index (ICC) được sử dụng để đo độ tin cậy của kiểm tra-kiểm tra lại để tìm hiểu mối tương quan giữa điểm số đánh giá lần 1 với điểm số đánh giá lần 2. Kết quả: Phiên bản tiếng Việt của thang đo ngã liên quan đến niềm tin sức khỏe cho thấy tính hợp lệ về nội dung tốt, với điểm số I-CVI, S-CVI cho tất cả 26 mục là 1. Tính nhất quán bên trong với chỉ số Cronbach's alpha của 7 lĩnh vực dao động từ 0,72 đến 0,89, toàn bộ thang đo là 0,95. Độ tin cậy của thử nghiệm – thử nghiệm lại ICC dao động từ 0,87-0,99 (p-value < 0,001) được xác định với kết quả tốt. Kết luận: Thang đo ngã liên quan đến niềm tin sức khỏe phiên bản tiếng Việt có thể được coi là công cụ hợp lệ, độ tin cậy cao dùng đo lường thái độ phòng ngừa ngã của người cao tuổi Việt Nam.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Hoàng Long (2021), Công cụ đo lường trong nghiên cứu điều dưỡng và khoa học sức khỏe, Trường Đại học VINUNI, Viện khoa học sức khỏe, Nhà xuất bản Y học Hà Nội.
2. Beaton D., Bombardier C., Guillemin F. et al (2002), Recommendations for the cross-cultural adaptation of health status measures, New York: American Academy of Orthopaedic Surgeons, 12, 1-9.
3. Cao Zhi-Juan, Chen Yue, Wang Shu-Mei (2014), Health belief model based evaluation of school health education programme for injury prevention among high school students in the community context, BMC public health, 14, 1-8.
4. Koo T. K, Li M. Y (2016), A guideline of selecting and reporting intraclass correlation coefficients for reliability research, Journal of chiropractic medicine, 15(2), 155-163.
5. Li F., Zhou D., Chen Y. et al (2019), The association between health beliefs and fall-related behaviors and its implication for fall intervention among Chinese elderly, International journal of environmental research and public health. 16(23), 4774.
6. Lopes A. R., Trelha C. S. (2013), Translation, cultural adaptation and evaluation of the psychometric properties of the Falls Risk Awareness Questionnaire (FRAQ): FRAQ-Brazil, Brazilian journal of physical therapy. 17, 593-605.
7. Rosenstock I. M (1974), The health belief model and preventive health behavior, Health education monographs, 2(4), 354-386.
8. Tsang S., Royse C. F., Terkawi A. S. (2017), Guidelines for developing, translating, and validating a questionnaire in perioperative and pain medicine, Saudi journal of anaesthesia, 11(Suppl 1), S80.