TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ CỦA NGƯỜI BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP TÁI NHẬP VIỆN VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 354 NĂM 2023

Nguyễn Thị Thanh Thủy 1,, Đỗ Thị Thu Hiền 2, Dương Thị Hòa 3
1 Bệnh viện Quân Y 354
2 Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương
3 Đại học Thăng Long

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá mức độ tuân thủ điều trị của người bệnh tăng huyết áp và nhận xét một số yếu tố ảnh hưởng. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 380 đối tượng bệnh nhân tăng huyết áp tái nhập viện từ tháng 4/2023 đến tháng 9/2023 tại bệnh viện Quân Y 354, sử dụng thang đo Morisky-8 để đánh giá tuân thủ điều trị của đối tượng nghiên cứu. Kết quả: Tuân thủ điều trị ở mức thấp, trung bình và cao lần lượt là 16,8%, 21,4% và 61,8%. Có 41,6% người quên thuốc trong 2 tuần gần nhất; 35,5% người quên mang thuốc khi đi xa. Một số yếu tố liên quan có ý nghĩa thống kê làm giảm tuân thủ điều trị bao gồm trình độ học vấn dưới trung học phổ thông (OR=1,4, p<0,05), tình trạng kinh tế, tình trạng gia đình ly hôn/độc thân (OR=2,6, p<0,001), không sử dụng bảo hiểm y tế (OR=3,1, p<0,05), không đạt thực hành phòng ngừa và điều trị tăng huyết áp (OR=52,7, p<0,05). Kết luận: Phần lớn người bệnh tăng huyết áp tuân thủ điều trị ở mức trung bình (61,8%), tỷ lệ có quên uống thuốc trong 2 tuần cao (41,6%) và lý do không uống thuốc đều chủ yếu do quên mang thuốc khi đi xa. Một số yếu tố liên quan đến khả năng tuân thủ điều trị là trình độ học vấn cao, tình trạng kinh tế khá giả, sống cùng với vợ chồng hoặc người thân, có sử dụng bảo hiểm y tế và đạt thực hành về phòng ngừa và điều trị tăng huyết áp.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Đỗ Văn Chiến (2023), "Thực trạng tuân thủ điều trị của người bệnh đái tháo đường type 2 được điều trị ngoại trú bằng metformin tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, năm 2022", Journal of 108-Clinical Medicine and Phamarcy. 28(2), tr51-58.
2. Trần Thị Mỹ Hạnh (2017), Đánh giá kết quả can thiệp nâng cao thực hành theo dõi huyết áp và tuân thủ điều trị ở người tăng huyết áp trên 50 tuổi tại huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình, Luận án tiến sỹ y tế công cộng, Trường đại học Y tế công cộng.
3. Ngô Văn Kiệp, Nguyễn Quốc Dương và Lâm Vĩnh Niên (2017), "Thực trạng tuân thủ điều trị tăng huyết áp ở người cao tuổi tại huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh", Tạp chí nghiên cứu Y học. 21(5), tr. 87-92.
4. Nguyễn Tấn Phát và Phạm Thị Quỳnh Yên (2022), "Khảo sát sự tuân thủ điều trị và các yếu tố ảnh hưởng trên bệnh nhân tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại Bệnh viện 199 Bộ Công an", Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Duy Tân. 2(57), tr. 96-104.
5. Nguyễn Như Phương (2022), Tuân thủ điều trị đái tháo đường type 2 và một số yếu tố liên quan ở người bệnh ngoại trú tại Trạm Y tế phường 11, quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh năm 2022, Luận văn thạc sĩ y tế công cộng, Trường Đại học Y tế công cộng.
6. Bộ Y tế (2017), Thực trạng đáng báo động về bệnh Tăng huyết áp tại Việt Nam, Cổng thông tin Bộ Y tế, truy cập ngày 24/9/2023, tại trang https://moh.gov.vn/tin-lien-quan/-/asset_publisher/vjYyM7O9aWnX/content/thuc-trang-ang-bao-ong-ve-benh-tang-huyet-ap-tai-viet-nam?inheritRedirect=false.
7. Đoàn Thị Phương Thảo, Nguyễn Thị Minh Lý và Mai Minh Thường (2023), "Đánh giá thực trạng tuân thủ điều trị và một số yếu tố ảnh hưởng ở người bệnh tăng huyết áp khám ngoại trú tại bệnh viện đại học y Hà Nội", Tạp chí Y học Việt Nam. 522(2). tr. 1-7.
8. Nông Hồng Thiên (2020), Phân tích tình hình sử dụng thuốc tăng huyết áp và tuân thủ điều trị của bệnh nhân điều trị ngoại trú tại Trung tâm y tế huyện Cao Lộc năm 2020, Luận văn Dược sỹ chuyên khoa cấp I, Trường Đại học dược Hà Nội.