KHẢ NĂNG PHÁT HIỆN SỎI HỆ NIỆU CỦA PHIM KHÔNG THUỐC ẢO TÁI TẠO TỪ X-QUANG CẮT LỚP VI TÍNH HAI MỨC NĂNG LƯỢNG

Lê Bá Hồng Phong1, Nguyễn Đại Hùng Linh 2, Trần Quang Hiền 3,4, Huỳnh Quang Huy 2,5,
1 Bệnh viện Nguyễn Tri Phương
2 Trường Đại học y khoa Phạm Ngọc Thạch
3 Sở Y tế An Giang
4 Bệnh viện Sản - Nhi An Giang
5 Bệnh viện Trưng Vương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu: Xác định khả năng phát hiện sỏi hệ niệu của phim không thuốc ảo (VNE) được tái tạo từ  X-quang cắt lớp vi tính hai mức năng lượng (DECT) khi đối chiếu với phim không thuốc thực. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả từ tháng 5/2022 đến hết tháng 10/2023 tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương- TP Hồ Chí Minh.  197 bệnh nhân có chẩn đoán sau mổ là sỏi niệu được khảo sát đường niệu trước mổ ở chế độ DECT trên 3 thì ( thì không thuốc, thì nhu mô, thì bài tiết). Hình ảnh phim không thuốc thật được sử dụng làm tiêu chuẩn đối chiếu để đánh giá khả năng phát hiện sỏi hệ niệu của phim không thuốc ảo tái tạo từ thì nhu mô và thì bài tiết.  Kết quả: VNE tái tạo từ thì nhu mô có độ nhạy, độ đặc hiệu trong phát hiện sỏi hệ niệu cản quang là 95,4% và100%. VNE tái tạo từ thì bài tiết có độ nhạy, độ đặc hiệu là 83,2% và 94,6%. Kích thước sỏi đo được trên phim không thuốc thực thường lớn hơn kích thước sỏi đo được trên phim không thuốc ảo tái tạo từ thì nhu mô và từ thì bài tiết. Sỏi có kích thước < 5mm có thể được phát hiện với tỷ lệ không cao, độ nhạy và độ chính xác là 74,2% đối với VNE tái tạo từ thì nhu mô, độ nhạy và độ chính xác là 31,4% đối với VNE tái tạo từ thì bài tiết. Về vị trí, sỏi ở đài bể thận được phát hiện thấp nhất so với các vị trí khác, độ nhạy là 93, 05% đối với VNE tái tạo từ thì nhu mô và 77,7% với VNE tái tạo từ thì bài tiết. Kết luận: VNE tái tạo từ DECT có khả năng phát hiện tốt các sỏi hệ niệu kích thước lớn >5mm,  tuy nhiên VNE tái tạo từ thì nhu mô có khả năng phát hiện sỏi cao hơn so với VNE tái tạo từ thì bài tiết.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nghiên cứu điều trị sỏi thận bằng phẫu thuật lấy sỏi thận qua da trên thận đã mổ mở lấy sỏi. Cổng thông tin đại học huế, The portal of Hue university. Accessed November 14, 2023. https://hueuni.edu.vn/portal/vi/index.php/News/nghien-cuu-dieu-tri-soi-than-bang-phau-thuat-lay-soi-than-qua-da-tren-than-da-mo-mo-lay-soi.html
2. Ketelslegers E, Van Beers BE. Urinary calculi: improved detection and characterization with thin-slice multidetector CT. Eur Radiol. 2006; 16(1):161-165. doi:10.1007/s00330-005-2813-y
3. Scheffel H, Stolzmann P, Frauenfelder T, et al. Dual-energy contrast-enhanced computed tomography for the detection of urinary stone disease. Invest Radiol. 2007;42(12):823-829. doi:10.1097/RLI.0b013e3181379bac.
4. Takahashi N, Vrtiska TJ, Kawashima A, et al. Detectability of Urinary Stones on Virtual Nonenhanced Images Generated at Pyelographic-Phase Dual-Energy CT. Radiology. 2010; 256(1):184-190. doi:10.1148/radiol.10091411.
5. Moon JW, Park BK, Kim CK, Park SY. Evaluation of virtual unenhanced CT obtained from dual-energy CT urography for detecting urinary stones. BJR. 2012;85(1014):e176-e181. doi:10.1259/bjr/19566194
6. Park JJ, Park BK, Kim CK. Single-phase DECT with VNCT compared with three-phase CTU in patients with haematuria. Eur Radiol. 2016; 26(10):3550-3557. doi:10.1007/s00330-016-4206-9.
7. Botsikas D, Hansen C, Stefanelli S, Becker CD, Montet X. Urinary stone detection and characterisation with dual-energy CT urography after furosemide intravenous injection: preliminary results. Eur Radiol. 2014;24(3):709-714. doi:10.1007/s00330-013-3033-5