TÍNH AN TOÀN CỦA LASER VI PHÂN PICO GIÂY ND:YAG 1064NM TRONG ĐIỀU TRỊ LÃO HÓA DA

Lê Vi Anh 1, Nguyễn Phương Thảo 1,, Lê Thái Vân Thanh 1,2, Nguyễn Anh Tuấn 1
1 Bệnh viện Đại học Y Dược, TP. Hồ Chí Minh
2 Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Tổng quan: Sự lão hóa da là một quá trình phức tạp, với sự thay đổi về mặt cấu trúc và chức năng xảy ra đồng thời trên các lớp của da. Kết quả là sự biến đổi những biểu hiện da, gồm sự thay đổi về sắc tố, mất đi độ săn chắc và đàn hồi của da, dẫn đến xuất hiện những nếp nhăn, rãnh nhăn, da chùng nhão, chảy xệ  Các phương pháp điều trị lão hóa đa dạng, gồm các phương thức không xâm lấn như chống nắng, sử dụng các hoạt chất chống lão hóa dạng đường uống hoặc thoa, tái tạo da bằng hóa chất, laser và các thiết bị ánh sáng, lăn kim tái tạo da hoặc các phương pháp xâm lấn như sử dụng chất thư giãn cơ, tiêm chất làm đầy, căng chỉ… Nhu cầu tìm kiếm các phương pháp điều trị hiệu quả với thời gian nghỉ dưỡng ngắn  đã tạo ra một bước chuyển đổi trong việc chọn lựa các phương pháp điều trị trẻ hóa da. Tại Việt Nam, laser picô giây được sử dụng ngày càng phổ biến trong trẻ hóa da. Tuy nhiên, chưa có một nghiên cứu nào được thực hiện để đánh giá tính an toàn của laser vi phân pico giây Nd:YAG 1064nm trong điều trị lão hóa da. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hàng loạt ca với theo dõi dọc, thực hiện trên 44 bệnh nhân lão hóa da đến khám và điều trị tại Khoa Da liễu - Thẩm mỹ da, bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM, được chỉ định điều trị với laser vi phân pico giây Nd:YAG 1064nm. Kết quả: Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận có 68,18% bệnh nhân xuất hiện hồng ban, không có bệnh nhân nào bị tăng sắc tố sau viêm. 61,36% bệnh nhân cảm giác đau nhẹ trong quá trình điều trị. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tác dụng phụ giữa các nhóm bệnh nhân có thời gian tiếp xúc ánh nắng mặt trời khác nhau. Kết luận: Laser vi phân pico giây Nd:YAG 1064nm có tính an toàn trong điều trị lão hóa da ở người Việt Nam.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Contet-Audonneau, J., C. Jeanmaire, and G. Pauly, A histological study of human wrinkle structures: comparison between sun-exposed areas of the face, with or without wrinkles, and sun-protected areas. The British Journal of Dermatology, 1999. 140(6): p. 1038-1047.
2. Guss, L., M.P. Goldman, and D.C. Wu, Picosecond 532 nm neodymium-doped yttrium aluminium garnet laser for the treatment of solar lentigines in darker skin types: safety and efficacy. Dermatologic Surgery, 2017. 43(3): p. 456-459.
3. Gescheider, G.A., et al., The effects of aging on information-processing channels in the sense of touch: I. Absolute sensitivity. Somatosensory & motor research, 1994. 11(4): p. 345-357.
4. Wong CSM, Chan MWM, Shek SYN, Yeung CK, Chan HHL. Fractional 1064 nm picosecond laser in treatment of melasma and skin rejuvenation in Asians, a prospective study. Lasers in Surgery and Medicine. 2021;53(8):1032-1042.
5. Chen Y-T, Lin E-T, Chang C-C, et al. Efficacy and safety evaluation of picosecond alexandrite laser with a diffractive lens array for treatment of melasma in Asian patients by VISIA imaging system. Photobiomodulation, Photomedicine, and Laser Surgery. 2019;37(9):559-566.
6. Eimpunth S, Wanitphadeedecha R, Manuskiatti W. A focused review on acne‐induced and aesthetic procedure‐related postinflammatory hyperpigmentation in Asians. Journal of the European Academy of Dermatology and Venereology. 2013;27:7-18.
7. Haimovic A, Brauer JA, Bae Y-SC, Geronemus RG. Safety of a picosecond laser with diffractive lens array (DLA) in the treatment of Fitzpatrick skin types IV to VI: a retrospective review. Journal of the American Academy of Dermatology. 2016;74(5):931-936.
8. Chan JCy, Shek SYn, Kono T, Yeung CK, Chan HHl. A retrospective analysis on the management of pigmented lesions using a picosecond 755‐nm alexandrite laser in Asians. Lasers in Surgery and medicine. 2016;48(1):23-29.
9. Alexis A. Lasers and light‐based therapies in ethnic skin: treatment options and recommendations for F itzpatrick skin types V and VI. British Journal of Dermatology. 2013;169:91-97.
10. Chayavichitsilp P, Limtong P, Triyangkulsri K, Pratumchart N. Comparison of fractional neodymium-doped yttrium aluminum garnet (Nd: YAG) 1064-nm picosecond laser and fractional 1550-nm erbium fiber laser in facial acne scar treatment. Lasers in Medical Science. 2020;35(3):695-700.