KẾT QUẢ CÓ THAI VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN KẾT QUẢ CÓ THAI CỦA PHƯƠNG PHÁP BƠM TINH TRÙNG VÀO BUỒNG TỬ CUNG TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TRUNG ƯƠNG

Lương Thị Hồng Nhung 1, Hoàng Thị Thanh Thủy2,3, Ngô Thị Ngân 2, Hồ Sỹ Hùng 2,3,
1 Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Yên Bái
2 Bệnh viện Phụ sản Trung Ương
3 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát kết quả có thai và các yếu tố liên quan đến kết quả có thai của phương pháp bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI) tại Bệnh viện Phụ sản Trung Ương. Đối tượng và phương pháp: mô tả tiến cứu 153 chu kỳ bơm IUI của các cặp vợ chồng vô sinh - hiếm muộn trong thời gian từ tháng 06/2022 đến 05/2023 tại Bệnh viện Phụ sản Trung Ương. Kết quả: Tỷ lệ thai lâm sàng sau bơm IUI 16,99% (26/153), trong đó đơn thai 15,69% (24/153). Tỷ lệ thai ngoài tử cung 3,85% (1/26). Các yếu tố liên quan ảnh hưởng đến kết quả thành công của IUI: tỷ lệ có thai ở bệnh nhân có 1 nang trội và 2 nang trội lần lượt là 27,66% (13/47) và 11,32% (12/106), ở bệnh nhân có độ dày niêm mạc tử cung < 8mm và ≥8mm là 4,55% (2/44) và 21,1% (23/109), sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p< 0,05. Bệnh nhân không có thai nếu mật độ tinh trùng trước lọc rửa < 20 triệu/ml (p < 0,05). Ngoài ra tuổi của bệnh nhân, phương pháp kích thích buồng trứng, thời gian vô sinh cũng có xu hướng ảnh hưởng đến tỷ lệ có thai lâm sàng của IUI (p>0,05). Kết luận: tỷ lệ thai lâm sàng sau bơm tinh trùng vào buồng tử cung là 16,99% với tỷ lệ thai ngoài tử cung là 3,85%. Số nang trội ở một hay 2 bên buồng trứng, độ dày niêm mạc < 8 mm, mật độ tinh trùng trước lọc rửa < 20 triệu/ml, tuổi của mẹ lớn và thời gian vô sinh lâu là các yếu tố làm giảm tỷ lệ có thai.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Medicine, P., Definitions of inferility and recurrent pregnancy loss: a committee opinion, in Ferility and sterility. 2020. p. 533-535.
2. Nguyễn Khắc, L., Những điều kiện cần cho sự thụ tinh, in Vô sinh - chẩn đoán và điều trị. 2002, Nhà xuất bản Y học: Hà Nội.
3. Lê Thị Minh, N., Mối liên quan một số chỉ số tinh dịch đồ theo WHO 2010 và tỷ lệ có thai trong điều trị vô sinh bằng bơm tinh trùng vào buồng tử cung. 2016, Trường đại học Y Hà Nội.
4. Hoàng Thị Phương, T., Nghiên cứu một số yếu tố liên quan và kết quả của phương pháp bơm tinh trùng vào buồng tử cung tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2016. 2017, Trường đại học Y Hà Nội.
5. Đỗ Thị Hằng, N., Nghiên cứu kết quả và một số yếu tố liên quan của phương pháp bơm tinh trùng vào buồng tử cung tại Bệnh viện phụ sản Trung ương 2012. 2012, Trường đại học Y Hà Nội.
6. Nguyễn Hữu, H., Kết quả điều trị vô sinh bằng phương pháp bơm tinh trùng vào buồng tử cung tại Bệnh viện Sản nhi Nghệ An. 2020, Trường đại học Y Hà Nội.
7. Đỗ Văn, T., Đánh giá điều trị vô sinh bằng bơm tinh trùng vào buồng tử cung tại Bệnh viện sản nhi Bắc Ninh. 2019, Trường đại học Y Hà Nội.
8. Ayeleke, R.O., et al., Intra-uterine insemination for unexplained subfertility. Cochrane Database Syst Rev, 2020. 3(3): p. Cd001838.
9. Yousefi, B. and A. Azargon, Predictive factors of intrauterine insemination success of women with infertility over 10 years. J Pak Med Assoc, 2011. 61(2): p. 165-8.
10. Phạm Thu, T., Nghiên cứu chửa tại vòi tử cung sau bơm tinh trùng vào buồng tử cung hoặc thụ tinh trong ống nghiệm. 2016, Trường đại học Y Hà Nội.