KẾT QUẢ GHÉP XƯƠNG MÁC VI PHẪU TRONG NHỮNG KHUYẾT HỔNG LỚN Ở XƯƠNG HÀM DƯỚI: TỔNG QUAN HỆ THỐNG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá kết quả ghép xương mác vi phẫu trong những khuyết hổng lớn ở xương hàm dưới của các nghiên cứu trong giai đoạn 2013-2023. Đối tượng và phương pháp: Tổng quan hệ thống các nghiên cứu được tìm thấy trên các cơ sở dữ liệu điện tử PubMed-MEDLINE và Cochrane. Đánh giá chất lượng các nghiên cứu sử dụng công cụ MINORS. Thông số đầu ra chính được quan tâm là tỷ lệ thành công của phẫu thuật (tỷ lệ vạt sống). Các thông số khác bao gồm mức độ hài lòng của bệnh nhân, khả năng ăn nhai và khả năng phát âm sau phẫu thuật. Kết quả: Tổng cộng có 13 nghiên cứu thỏa mãn các tiêu chuẩn lựa chọn và loại trừ. Có 6 nghiên cứu có tỷ lệ thành công của phẫu thuật là 100% và chỉ có 2 nghiên cứu có tỷ lệ dưới 90%. Có 3 nghiên cứu cho thấy tỷ lệ bệnh nhân hài lòng với kết quả phẫu thuật ở mức tốt và trung bình 70-97%. Tỷ lệ bệnh nhân phục hồi phát âm là 65-85%. Tỷ lệ bệnh nhân phục hồi khả năng ăn nhai bình thường hoặc ăn mềm/lỏng vượt trội hơn so với ăn qua sonde, trong đó bệnh nhân ăn nhai bình thường nhiều vượt trội trong 3 nghiên cứu với tỉ lệ 78-97%. Kết luận: Phẫu thuật ghép xương mác vi phẫu là phương pháp điều trị hiệu quả cao trong phục hồi khuyết hổng lớn ở xương hàm dưới, cải thiện tốt về mặt chức năng, đem lại sự hài lòng cho bệnh nhân sau phẫu thuật.
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
2. D. Hidalgo, “Fibula free flap: a new method of mandible reconstruction,” Plast. Reconstr. Surg., vol. 84, no. 1, p. 71—79, Jul. 1989.
3. G. H. Lee, S. M. Lee, and J. H. Park, “The role of mandibular stabilization in orthognathic surgery,” Semin. Orthod., vol. 25, no. 3, pp. 188–204, 2019, doi: https://doi.org/ 10.1053/ j.sodo. 2019.08.005.
4. D. Moher, A. Liberati, J. Tetzlaff, D. G. Altman, and T. P. Group, “Preferred Reporting Items for Systematic Reviews and Meta-Analyses: The PRISMA Statement,” PLOS Med., vol. 6, no. 7, pp. 1–6, 2009.
5. A. F. Mericli et al., “Using a Second Free Fibula Osteocutaneous Flap after Repeated Mandibulectomy Is Associated with a Low Complication Rate and Acceptable Functional Outcomes.,” Plast. Reconstr. Surg., vol. 140, no. 2, pp. 381–389, Aug. 2017, doi: 10.1097/ PRS.0000000000003523.
6. J. T. M. van Gemert, J. H. Abbink, R. J. J. van Es, A. J. W. P. Rosenberg, R. Koole, and E. M. Van Cann, “Early and late complications in the reconstructed mandible with free fibula flaps.,” J. Surg. Oncol., vol. 117, no. 4, pp. 773–780, Mar. 2018, doi: 10.1002/jso.24976.
7. N. A. Papadopulos et al., “Mandibular reconstruction with free osteofasciocutaneous fibula flap: a 10 years experience.,” Injury, vol. 39 Suppl 3, pp. S75-82, Sep. 2008, doi: 10.1016/ j.injury.2008.05.017.
8. Y. Shen et al., “Double-barrel vascularised fibula graft in mandibular reconstruction: a 10-year experience with an algorithm.,” J. Plast. Reconstr. Aesthetic Surg. JPRAS, vol. 66, no. 3, pp. 364–371, Mar. 2013, doi: 10.1016/j.bjps.2012.10.005.