ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG CỦA NGƯỜI BỆNH NHƯỢC CƠ CÓ PHẪU THUẬT TUYẾN ỨC

Vũ Thị Thúy 1,, Nguyễn Lê Trung Hiếu 2
1 Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM
2 Đại học Y Dược TP.HCM

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Cơ sở: Bệnh nhược cơ phần lớn là do các tự kháng thể tấn công các thụ thể acetylcholine (AChR), các kháng thể này được cho là bắt nguồn từ các trung tâm mầm trong tuyến ức. Phương pháp: nghiên cứu hồi cứu mô tả 60 người bệnh nhược cơ từ 18 tuổi trở lên, có phẫu thuật cắt tuyến ức và kết quả giải phẫu bệnh tại bệnh viện Đại Học Y Dược Tp.HCM từ tháng 01 năm 2017 đến tháng 01 năm 2022. Kết quả: 32 người bệnh có u tuyến ức và 28 người bệnh không có u tuyến ức, 41 người bệnh nhược cơ khởi phát sớm và 19 người bệnh nhược cơ khởi phát muộn. 93,4% người bệnh ở phân độ MGFA I, II lúc nhập viện. 100% người bệnh ở phân độ MGFA I, II lúc xuất viện. Nồng độ kháng thể kháng AChR (AChR Ab) không khác biệt giữa nhóm có u tuyến ức và không có u tuyến ức. Trong nhóm có u tuyến ức, theo phân loại mô bệnh học tuyến ức của WHO thì loại AB có tỉ lệ 25%, A là 3,1%, B1 và B2 là 46,8%, B3 là 6,3%. Đối với nhóm không u tuyến ức thì tỉ lệ tăng sản tuyến ức là 35,7%, tồn lưu tuyến ức là 50%. Tỉ lệ chính xác của CT Scan lồng ngực là 84,6%, MRI lồng ngực là 95,2% trong xác định sang thương tuyến ức phù hợp kết quả giải phẫu bệnh. Liều corticoide và pyridostigmin sau 12 tháng phẫu thuật thấp hơn so với lúc xuất viện (lần lượt, p=0,049, p=0,003). Tỉ lệ thuyên giảm triệu chứng sau 6 tháng và 12 tháng phẫu thuật cao hơn so lúc xuất viện (p<0,001). Không có sự khác biệt về kết cục lâm sàng giữa nhóm có u và không có u tuyến ức vào thời điểm 12 tháng sau cắt tuyến ức (p=0,48). Kết luận: Phẫu thuật cắt tuyến ức có thể giúp giảm liều thuốc sử dụng và giảm mức độ nghiêm trọng của người bệnh nhược cơ sau 12 tháng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Punga AR, Maddison P, Heckmann JM, Guptill JT, Evoli A. Epidemiology, diagnostics, and biomarkers of autoimmune neuromuscular junction disorders. The Lancet Neurology. Feb 2022;21(2): 176-188. doi: 10.1016/s1474-4422 (21)00297-0
2. Marx A, Yamada Y, Simon-Keller K, et al. Thymus and autoimmunity. Seminars in immunopathology. Feb 2021;43(1):45-64. doi: 10.1007/ s00281-021-00842-3
3. Narayanaswami P, Sanders DB, Wolfe G, et al. International Consensus Guidance for Management of Myasthenia Gravis: 2020 Update. Neurology. Jan 19 2021;96(3):114-122. doi:10.1212/wnl.0000000000011124
4. De Roxas RC, Bagnas MA, Baldonado JJ, Rivera JP, Roxas AA. Clinical Profile and Outcome of Postthymectomy versus Non-Thymectomy Myasthenia Gravis Patients in the Philippine General Hospital: A 6-Year Retrospective Study. Frontiers in neurology. 2016;7:96. doi: 10.3389/fneur.2016.00096
5. Fan L, Ma S, Yang Y, Yan Z, Li J, Li Z. Clinical differences of early and late-onset myasthenia gravis in 985 patients. Neurological research. Jan 2019;41(1): 45-51. doi:10.1080/ 01616412. 2018.1525121
6. Kim H, Lim YM, Lee EJ, Oh YJ, Kim KK. Factors predicting remission in thymectomized patients with acetylcholine receptor antibody-positive myasthenia gravis. Muscle & nerve. Dec 2018, doi:10.1002/mus.26300
7. Na KJ, Hyun K, Kang CH, et al. Predictors of post-thymectomy long-term neurological remission in thymomatous myasthenia gravis: an analysis from a multi-institutional database. European journal of cardio-thoracic surgery: official journal of the European Association for Cardio-thoracic Surgery. May 2020;57(5): 867-873. doi:10.1093/ejcts/ezz334
8. Tuan PA, Vien MV, Dong HV, Sibell D, Giang BV. The Value of CT and MRI for Determining Thymoma in Patients With Myasthenia Gravis. Cancer control: journal of the Moffitt Cancer Center. Jan-Dec 2019;26(1):1073274819865281. doi:10.1177/10732748198652.