ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG BỆNH ĐỘNG MẠCH CHI DƯỚI Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2 CÓ LOÉT BÀN CHÂN TẠI KHOA NỘI TIẾT, BỆNH VIỆN BẠCH MAI

Bouphakham Lae 1, Nguyễn Quang Bảy 2,, Nguyễn Thị Thanh Thủy 3
1 Bệnh viện Mahosot, Lào
2 Đại học Y Hà Nội
3 Bệnh viện Hữu Nghị

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh động mạch chi dưới ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2 có loét bàn chân tại khoa Nội tiết –Đái tháo đường, Bệnh viện Bạch Mai. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu quan sát, cắt ngang, tiến cứu, gồm 45 bệnh nhân đái tháo đường có loét bàn chân, được điều trị tại Khoa Nội tiết – Đái tháo đường, bệnh viện Bạch Mai từ tháng 10/2022- 08/2023. Kết quả: Tuổi trung bình của các bệnh nhân là 67,0. Có 77,8% các bệnh nhân bị nhiễm trùng bàn chân. Tỷ lệ bệnh nhân có tăng huyết áp và hút thuốc lá là 80,0% và 86,4%. Có 31 bệnh nhân có bệnh động mạch chi dưới, trong đó 51,6% ở giai đoạn I-II, và 48,4% ở giai đoạn III-IV theo phân độ Lerich-Fontain. Không thấy mối liên quan giữa thời gian phát hiện bệnh, tăng huyết áp, hút thuốc lá, rối loạn lipid máu và bệnh động mạch chi dưới ở nhóm bệnh nhân nghiên cứu. Kết luận: Tỷ lệ bệnh động mạch chi dưới ở nhóm bệnh nhân đái tháo đường có loét bàn chân là 68,9%, trong đó 48,4% ở giai đoạn III-IV theo phân độ Lerich-Fontain. Có mối liên quan giữa mức độ nặng của loét bàn chân với tỷ lệ mắc bệnh và mức độ nặng của bệnh động mạch chi dưới. Tuổi cao và kiểm soát đường huyết kém là hai yếu tố liên quan đến tăng tỷ lệ mắc bệnh động mạch chi dưới.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Ahmad W, Khan IA, Ghaffar S, Al-Swailmi FK, Khan I. Risk factors for diabetic foot ulcer. J Ayub Med Coll Abbottabad. 2013;25(1-2):16-18.
2. Bộ Y tế. Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị loét bàn chân do đái tháo đường. Published online 2023.
3. Đỗ Thị Thanh Bình. Nghiên Cứu Đặc Điểm Lâm Sàng, Cận Lâm Sàng Bệnh Động Mạch Chi Dưới Mạn Tính ở Bệnh Nhân Đái Tháo Đường Type 2. Luận văn Thạc sĩ Y học. Đại học Y Hà Nội; 2015.
4. Mostaza JM, Suarez C, Manzano L, et al. Sub-clinical vascular disease in type 2 diabetic subjects: relationship with chronic complications of diabetes and the presence of cardiovascular disease risk factors. Eur J Intern Med. 2008;19(4):255-260. doi:10.1016/j.ejim.2007.06.018
5. Boyko EJ, Ahroni JH, Cohen V, Nelson KM, Heagerty PJ. Prediction of diabetic foot ulcer occurrence using commonly available clinical information: the Seattle Diabetic Foot Study. Diabetes Care. 2006;29(6):1202-1207. doi:10.2337/dc05-2031
6. Prompers L, Huijberts M, Apelqvist J, et al. High prevalence of ischaemia, infection and serious comorbidity in patients with diabetic foot disease in Europe. Baseline results from the Eurodiale study. Diabetologia. 2007;50(1):18-25. doi:10.1007/s00125-006-0491-1
7. Azhar A, Basheer M, Abdelgawad MS, Roshdi H, Kamel MF. Prevalence of Peripheral Arterial Disease in Diabetic Foot Ulcer Patients and its Impact in Limb Salvage. Int J Low Extrem Wounds. 2023;22(3):518-523. doi:10.1177/ 15347346211027063
8. Majid Khan A, Lohana P, Anvekar P, et al. Risk Factors of Peripheral Vascular Disease in Diabetes Mellitus in Abbottabad, Pakistan: A Cross-Sectional Study. Cureus. 13(8):e17556. doi:10.7759/cureus.17556