THỰC TRẠNG VIÊM LỢI CỦA TRẺ EM THALASSEMIA TẠI VIỆN HUYẾT HỌC-TRUYỀN MÁU TRUNG ƯƠNG NĂM 2022-2023

Trần Nhật Yến 1,, Hà Ngọc Chiều 2, Vũ Đức Bình 3, Nguyễn Đức Hoàng 2, Trần Kiều Anh 2
1 Bệnh viện Nhi Thanh Hóa
2 Trường Đại học Y Hà Nội
3 Viện Huyết học Truyền máu Trung Ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm mô tả thực trạng viêm lợi của trẻ em Thalassemia tại viện Huyết học – Truyền máu Trung ương năm 2022 - 2023. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành trên 130 bệnh nhân bị Thalassemia từ 05/2022 - 10/2023. Thiết kế nghiên cứu sử dụng nghiên cứu mô tả cắt ngang. Đối tượng nghiên cứu là trẻ em có độ tuổi từ 6-12 tuổi đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn lựa chọn và tiêu chuẩn loại trừ. Các bệnh nhân được khám, đánh giá, ghi nhận mức độ viêm lợi và điền vào phiếu kết quả. Kết quả: Tổng số có 130 bệnh nhân tham gia nghiên cứu. Tỷ lệ trẻ em bị viêm lợi là 49 bệnh nhân (37,7%). Độ tuổi 9-12 tuổi có tỷ lệ viêm lợi cao gấp 2 lần tỷ lệ viêm lợi ở độ tuổi 6-8 tuổi, tuổi và viêm lợi có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Tỷ lệ bệnh nhân bị viêm lợi và không đạt kiến thức cao gấp 2 lần so với bệnh nhân đạt mà bị viêm lợi (p>0,05). Độ tuổi 9-12 tuổi có tỷ lệ mức độ viêm lợi xấp xỉ độ tuổi 6-8 tuổi (p<0,05). Tỷ lệ bệnh nhân có hành vi chưa đạt là 85,4% tỷ lệ cao, trong đó những bệnh nhân không viêm lợi có hành vi chưa đạt lên tới 54,1%. Số bệnh nhân không bị viêm lợi có hành vi đạt cao hơn số bệnh nhân bị viêm lợi (p>0,05). Kết luận: Độ tuổi và kiến thức có ảnh hưởng tới viêm lợi của trẻ em thalasemia ở độ tuổi 6-12 tuổi. Chúng tôi đề xuất nên có chương trình học đường giáo dục về chăm sóc sức khỏe răng miệng cho trẻ nhỏ 6-12 tuổi để giúp cho trẻ có tình trạng răng miệng tốt hơn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Viện răng hàm mặt. Tổng kết công tác nha học đường toàn quốc năm 2009. Published online tháng, năm 2009:6-11.
2. Phạm Thị Thuận. Đánh Giá Thực Trạng Truyền Máu Cho Bệnh Nhân Thalassemia và Một Số Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Giảm Nồng Độ Hemoglobinsau Truyền Máu. Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú. Đại học Y Hà Nội; 2008.
3. Nguyễn Công Khanh. Tần số bệnh Hemoglobin ở Việt Nam. Tạp chí y học Việt Nam. Published online 1993:11-16.
4. Hattab FN. Periodontal condition and orofacial changes in patients with Thalassemia major: a clinical and radiographic overview. J Clin Pediatr Dent. 2012;36(3):301-307.
5. Akcalı A, Yıldız MS, Akcalı Z, Huck O, Friedmann A. Periodontal condition of patients with Thalassemia Major: A systematic review and meta-analysis. Archives of Oral Biology. 2019/06/01/ 2019;102:113-121. doi: https://doi. org/10.1016/j.archoralbio.2019.04.004
6. Kolawole K, Oziegbe E, Bamise C. Oral hygiene measures and the periodontal status of school children. International Journal of Dental Hygiene. 2011;9(2):143-148. doi:https://doi.org/ 10.1111/j.1601-5037.2010.00466.x
7. Liu X, Xu J, Li S, Wang X, Liu J, Li X. The prevalence of gingivitis and related risk factors in schoolchildren aged 6–12 years old. BMC Oral Health. 2022/12/21 2022;22(1):623. doi:10.1186/ s12903-022-02670-9
8. Shenoy R, Sequeira P. Effectiveness of a school dental education program in improving oral health knowledge and oral hygiene practices and status of 12- to 13-year-old school children. Original Research. Indian Journal of Dental Research. April 1, 2010 2010;21(2):253-259. doi:10.4103/0970-9290.66652