ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ SỎI THẬN BẰNG PHƯƠNG PHÁP TÁN SỎI QUA DA ĐƯỜNG HẦM NHỎ TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 103

Lê Huy Ngọc 1,, Trần Văn Hinh 2, Phạm Quang Vinh 2
1 Bệnh viện Hữu Nghị Đa khoa Nghệ An
2 Bệnh viện Quân Y 103

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả tán sỏi qua da đường hầm nhỏ (mini-PCNL) tại Bệnh viện Quân y 103. Đối tượng, phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu tiến cứu trên 289 bệnh nhân (BN) có chỉ định tán sỏi qua da đường hầm nhỏ tại Bệnh viện Quân y 103 từ 7/2017 đến 7/2019. Kết quả: Tỉ lệ sạch sỏi sau phẫu thuật là 80,42%. Phần lớn BN sót sỏi không phải điều trị bổ sung sau phẫu thuật (80,36%). Chảy máu và sốt sau tán sỏi là 2 tai biến – biến chứng (TBBC) gặp nhiều nhất với tỉ lệ lần lượt là 16,08% và 6,29%. Sau phẫu thuật tán sỏi, phần lớn BN không có TBBC, chiếm 77,62%. Hầu hết bệnh nhân có kết quả tốt trước khi ra viện, chiếm 78,89%. Có 3 BN (1,04%) thất bại chuyển mổ mở, xếp kết quả xấu. Kết luận: Tán sỏi qua da đường hầm nhỏ (mini-PCNL) là phương pháp hiệu quả và an toàn trong điều trị sỏi thận với tỉ lệ sạch sỏi cao và ít tai biến, biến chứng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Fernström I., Johansson B. (1976). Percutaneous pyelolithotomy. A new extraction technique. Scand J Urol Nephrol, 10(3): 257-9.
2. Tefekli A., Ali Karadag M., Tepeler K., et al. (2008). Classification of percutaneous nephrolithotomy complications using the modified clavien grading system: looking for a standard. Eur Urol, 53(1): 184-90.
3. Tùng Nguyễn Thanh (2018). Đánh Giá kết quả tán sỏi thận qua da bằng phương pháp đường hầm nhỏ - Tư thế bệnh nhân nằm sấp tại Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội, Luận văn Chuyên khoa cấp II, Đại học Y Hà Nội.
4. Quyết Vũ Ngọc (2021). Đánh giá kết quả tán sỏi thận qua da theo phương pháp đường hầm nhỏ tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Giang, Luận văn chuyên khoa II, Đại học Y Hà Nội.
5. Giang Bùi Trường (2021). Đánh giá kết quả tán sỏi qua da đường hầm nhỏ điều trị sỏi thận tại Bệnh viện đa khoa Đức Giang giai đoạn 2017-2021, Luận văn bác sĩ chuyên khoa II, Đại học Y Hà Nội.
6. Jain M., Manohar C. S., Nagabhushan M., et al. (2021). A comparative study of minimally invasive percutaneous nephrolithotomy and retrograde intrarenal surgery for solitary renal stone of 1-2 cm. Urol Ann, 13(3): 226-31.