ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC TAI NẠN THƯƠNG TÍCH TRONG NHÓM NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH 18-60 TUỔI ĐẾN KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN

Phạm Thị Thương Huyền 1,, Lê Thị Hương Lan 1, Bùi Thị Thu Hương 1,2, Mai Anh Tuấn 2
1 Bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên
2 Trường Đại học Y Dược – Đại học Thái Nguyên

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Tai nạn thương tích (TNTT) là một vấn đề sức khoẻ nghiêm trọng quy mô toàn cầu. Là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở bệnh nhân nhập điều trị tại bệnh viện. Mục tiêu: Mô tả một số đặc điểm dịch tễ học tai nạn thương tích (TNTT) ở nhóm bệnh nhân tuổi từ 18 - 60 đến khám và điều trị tại Bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên từ tháng 8/2021 đến tháng 9/2023. Đối tượng, phương pháp: Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang tiến hành trên 2.168 bệnh nhân nhập viện điều trị Tai nạn thương tích. Kết quả nghiên cứu: TNTT chủ yếu gặp ở nam giới chiếm 70,89%, người dân tộc Kinh chiếm đa số 72,32%, nhóm tuổi dưới 40 (55,4%) có xu hướng mắc cao hơn nhóm trên 40 tuổi (44,6%). Nghề nghiệp của bệnh nhân TNTT được ghi nhận đa số là nông dân (40,4%), lao động tự do (27,8%) và công nhân (16,6%). Nguyên nhân TNTT hàng đầu là tai nạn giao thông với 907 trường hợp (chiếm 41,3%), tiếp đó đến tai nạn lao động (chiếm 34,36%), ngộ độc (chiếm 13,93%), ngã chiếm (5,81%) còn lại là các nguyên nhân khác. Đa số bệnh nhân TNTT có tổn thương chi (chi dưới 27,9%; chi trên: 18,5%), tổn thương sọ não là 13,2%, tổn thươn cột sống chiếm 2,63%. Số ngày điều trị trung bình là 9 ngày, 10% bệnh nhân khỏi bệnh, 85,24% ra viện với tình trạng đỡ, giảm, biến chuyển nặng và tử vong là 1,9%.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. N. Paichadze, “Global data availability and sources: what and where,” in National Conference on Trauma and Injuries, 2019, vol. 3.
2. W. H. Organization, “Injuries and violence: the facts 2014,” 2014.
3. W. H. Organization, “Preventing injuries and violence: an overview,” 2022.
4. N. X. T. N. T. K. Cúc, “Nghiên cứu TNTT ở trẻ em Gánh nặng kinh tế của tai nạn thương tích,” Tạp chí Khoa học, pp. 71–76, 2003.
5. N. T. K. Nguyễn Minh Hải, “Nghiên cứu đặc điểm, kết quả sơ cứu ban đầu và điều trị thương tích do TNGT đường bộ tại Bệnh viện đa khoa Trung tâm An Giang năm 2020-2021,” Tạp chí Y học Việt Nam, no. Số 1, tháng 1, pp. 160–165, 2022.
6. P. H. B. Đinh Văn Quỳnh, Nguyễn Đức Chính, “Thực trạng cấp cứu chấn thương trước viện qua các trường hợp chấn thương sọ não nặng do tai nạn giao thông cấp cứu tại Bệnh viện Việt Đức,” Tạp chí Y học Việt Nam, no. Số 1, tháng 12, pp. 189–193, 2021.
7. N. T. C. L. N. Quang, “Thực trạng TNTT của các trường hợp nhập viện và điều trị tại BV Đức Giang năm 2013,” Tạp chí Y học thực hành, no. 879, pp. 55–60, 2013.