THỰC TRẠNG CỦA CƠN BÃO THẬN (SCLERODERMA RENAL CRISIS) TRÊN BỆNH NHÂN XƠ CỨNG BÌ TOÀN THỂ TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của cơn bão thận trên bệnh nhân xơ cứng bì toàn thể và khảo sát các yếu tố nguy cơ của cơn bão thận. Đối tượng và phương pháp: 25 bệnh nhân xơ cứng bì toàn thể (chẩn đoán theo tiêu chuẩn ACR/EULAR 2013) có cơn bão thận (chẩn đoán theo tiêu chuẩn ISRCS, đã loại trừ tổn thương thận do các nguyên nhân khác) đến khám và điều trị tại bệnh viện Bạch Mai từ năm 2016 đến năm 2023 được đưa vào nghiên cứu. Kết quả: Tỉ lệ của cơn bão thận (Scleroderma Renal Crisis – SRC) trên bệnh nhân xơ cứng bì toàn thể là 8%; tuổi trung bình khi phát hiện là 60,4 ± 11,8 tuổi; thời gian mắc bệnh trung bình là 2,3 ± 2,5 năm. Có tới 58% bệnh nhân có thời gian mắc bệnh dưới 1 năm. 88% bệnh nhân có tăng huyết áp, huyết áp tâm thu trung bình là 162,8 ± 25,4 mmHg. 100% bệnh nhân có triệu chứng phù và có tăng nồng độ creatinin huyết thanh với giá trị trung bình là 466,3 ± 177,5 µmol/L. Protein niệu và hồng cầu niệu được ghi nhận dương tính trong hầu hết các trường hợp (trên 88%). Có tới 64% bệnh nhân tử vong trong vòng 6 tháng. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) về tỉ lệ thiếu máu, tăng áp động mạch phổi, tràn dịch màng ngoài tim, suy tim, tuổi, thời gian mắc bệnh, liều corticoid, giảm tiểu cầu, tăng huyết áp giữa bệnh nhân có SRC và không có SRC. Kết luận: Đặc trưng của cơn bão thận là tổn thương thận cấp và tăng huyết áp ác tính, có tiên lượng xấu, tỉ lệ tử vong cao. Một số yếu tố nguy cơ của SRC: thiếu máu, tăng áp lực động mạch phổi, suy tim, tuổi ≥ 58, thời gian mắc bệnh < 4 năm, liều corticoid ≥ 16 mg/ngày (tính theo Methyl-Prednisolon), giảm tiểu cầu và tăng huyết áp. Giảm tiểu cầu là một yếu tố nguy cơ tiên lượng nặng cho bệnh nhân SRC (p = 0,021).
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
2. Vaidya PN, Basyal B, Finnigan NA. Scleroderma And Renal Crisis. In: StatPearls. StatPearls Publishing; 2021. Accessed June 19, 2021. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK482424
3. Traub YM, Shapiro AP, Rodnan GP, et al. Hypertension and Renal Failure (Scleroderma Renal Crisis) in Progressive Systemic Sclerosis: REVIEW OF A 25-YEAR EXPERIENCE WITH 68 CASES. Medicine (Baltimore). 1983;62(6):335-352.
4. Guillevin L, Bérezné A, Seror R, et al. Scleroderma renal crisis: a retrospective multicentre study on 91 patients and 427 controls. Rheumatol Oxf Engl. 2012;51(3):460-467. doi:10.1093/rheumatology/ker271
5. Tài liệu y học – Trung tâm Tích hợp dữ liệu – Cục Công nghệ thông tin – Bộ Y tế. Accessed June 19, 2021. http://tailieu.yte.gov.vn/ chi-tiet-tai-lieu/gop-phan-nghien-cuu-dac-diem-lam-sang-va-can-lam-sang-cua-ton-thuong-than-trong-xo-cung-bi-he-thong-tien-trien
6. Traub YM, Shapiro AP, Rodnan GP, et al. Hypertension and renal failure (scleroderma renal crisis) in progressive systemic sclerosis. Review of a 25-year experience with 68 cases. Medicine (Baltimore). 1983;62(6):3 35-352. doi:10.1097/ 00005792-198311000-00001
7. Steen VD, Costantino JP, Shapiro AP, Medsger TA. Outcome of renal crisis in systemic sclerosis: relation to availability of angiotensin converting enzyme (ACE) inhibitors. Ann Intern Med. 1990;113(5):352-357. doi:10.7326/0003-4819-113-5-352
8. Walker JG, Ahern MJ, Smith MD, et al. Scleroderma renal crisis: poor outcome despite aggressive antihypertensive treatment. Intern Med J. 2003; 33(5-6): 216-220. doi:10.1046/ j.1445-5994. 2003.00358.x
9. Guillevin L, Bérezné A, Seror R, et al. Scleroderma renal crisis: a retrospective multicentre study on 91 patients and 427 controls. Rheumatol Oxf Engl. 2012;51(3):460-467. doi:10.1093/rheumatology/ker271
10. DeMarco PJ, Weisman MH, Seibold JR, et al. Predictors and outcomes of scleroderma renal crisis: the high-dose versus low-dose D-penicillamine in early diffuse systemic sclerosis trial. Arthritis Rheum. 2002;46(11):2983-2989. doi:10.1002/art.10589