ĐÁNH GIÁ SỰ CẢI THIỆN MỨC ĐỘ ĐAU VÀ TẦM VẬN ĐỘNG KHỚP CỦA PHƯƠNG PHÁP CHƯỜM LÁ NGŨ TRẢO KẾT HỢP ĐIỆN CHÂM VÀ XOA BÓP BẤM HUYỆT Ở BỆNH NHÂN VIÊM QUANH KHỚP VAI THỂ ĐƠN THUẦN

Lê Thị Thảo Quyên 1, Phạm Hồng Vân 2,
1 Bệnh viện Y học Cổ truyền Đà Nẵng
2 Bệnh viện Châm cứu Trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá sự cải thiện mức độ đau và tầm vận động khớp vai ở bệnh nhân viêm quanh khớp vai thể đơn thuần được điều trị bằng chườm lá Ngũ trảo kết hợp điện châm và xoa bóp bấm huyệt. Đối tượng và phương pháp: can thiệp lâm sàng có đối chứng, so sánh trước và sau điều trị trên 60 bệnh nhân được chẩn đoán viêm quanh khớp vai thể đơn thuần tại Bệnh viện Y học cổ truyền Đà Nẵng, chia thành 2 nhóm. Nhóm nghiên cứu gồm 30 bệnh nhân được điều trị bằng phương pháp chườm lá Ngũ trảo kết hợp điện châm và xoa bóp bấm huyệt. Nhóm đối chứng gồm 30 bệnh nhân được điều trị bằng tia hồng ngoại, điện châm và xoa bóp bấm huyệt. Cả hai nhóm được điều trị liệu trình 21 ngày. Kết quả: Chườm lá Ngũ trảo kết hợp điện châm và xoa bóp bấm huyệt có tác dụng cải thiện rõ mức độ đau và làm tăng rõ rệt biên độ vận động khớp vai sau điều trị so với trước điều trị (p < 0,05), cụ thể: Mức độ đau giảm từ 5,90 ± 1,42 xuống còn 1,47± 1,68. Động tác dạng khớp vai từ 86,430 ± 22,120 tăng lên 154,500 ± 18,910, động tác xoay trong từ 47,500 ± 11,350 tăng lên 81,530 ± 7,570, động tác xoay ngoài từ 50,170 ± 9,780 tăng lên 84,230 ± 5,620. Mức cải thiện tầm vận động ở nhóm nghiên cứu cũng cao hơn rõ rệt (p < 0,05) so với nhóm đối chứng. Kết luận: Sử dụng phương pháp chườm lá Ngũ trảo kết hợp điện châm và xoa bóp bấm huyệt có hiệu quả trong việc giảm đau và tăng tầm vận động của vai ở bệnh nhân viêm quanh khớp vai thể đơn thuần.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y Tế (2016), Bệnh học cơ xương khớp nội khoa, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, tr.165-176.
2. Võ Văn Chi (2012), Từ điển cây thuốc Việt Nam, Tập I, Tập II, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
3. M.C. Boissier (1992), Périarthrities Scapulo - Humérales, Conférence de Rhumatologie de Paris, pp.21 - 28.
4. Bộ môn Y học cổ truyền - Trường đại học Y Hà Nội (2005), Bài giảng y học cổ truyền, Tập II, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
5. Nguyễn Thị Thanh Tú, Đỗ Thị Phương, Đỗ Quyên (2015), “Nghiên cứu thành phần Hóa học của lá cây Hoàng kinh”, Tạp chí Y Dược học cổ truyền Việt Nam, 45, tr.21- 27.
6. Nguyễn Thị Thanh Tú (2015), Nghiên cứu tính an toàn và tác dụng của viên nang cứng Hoàng kinh trong điều trị viêm khớp dạng thấp, Luận án Tiến sĩ y học, Đại học Y Hà Nội.
7. Nguyễn Thị Thanh Tú, Đỗ Thị Phương, Phan Thị Thu Thảo (2014), “Tác dụng giảm đau của cao lỏng Hoàng kinh trong điều trị thoái hoá khớp gối”, Tạp chí Nghiên cứu y học, 91(5), tr.62-67.
8. Nguyễn Nguyễn Anh Khoa (2020), Đánh giá tác dụng của phương pháp chườm lá Ngũ trảo kết hợp xoa bóp bấm huyệt điều trị thoái hoá cột sống thắt lưng thể phong hàn thấp, Luận văn Thạc sĩ y học, Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam.