ĐÁNH GIÁ CHỈ SỐ PALBI TRONG TIÊN LƯỢNG BỆNH NHÂN UNG THƯ BIỂU MÔ TẾ BÀO GAN NGUYÊN PHÁT

Nguyễn Huy Toàn1, Hồ Duy Tuấn Anh1, Phạm Văn Linh 1, Trần Huy Kính 1,
1 Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá chỉ số PALBI trong tiên lượng bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan nguyên phát. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hồi cứu có theo dõi dọc trên 83 bệnh nhân được chẩn đoán xác định là ung thư biểu mô tế bào gan nguyên phát mã ICD C22 theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế năm 2012 điều trị tại Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An từ tháng 01/2017 đến hết tháng 7/2021. Kết quả: Tỷ lệ bệnh nhân PALBI 1,2,3 lần lượt là 61,4; 32,5 và 6%. Tại thời điểm 12 tháng, tỷ lệ sống sót theo các nhóm PALBI 1,2,3 lần lượt là 96,1; 77,8 và 20%; tỷ lệ sống sót giảm dần ở các nhóm PALBI tăng dần, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,001. Tại thời điểm 24 tháng, tỷ lệ sống sót theo các nhóm PALBI 1,2,3 lần lượt là 76,5; 37,0 và 0 %; tỷ lệ sống sót giảm dần ở các nhóm PALBI tăng dần, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với P<0,001. Thời gian sống thêm toàn bộ trung bình theo các nhóm PALBI 1,2,3 lần lượt là 31,4; 21,6 và 9,5 tháng; sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,001. Kết luận: Chỉ số PALBI có khả năng tiên lượng thời gian sống thêm tương đối tốt ở bệnh nhân UTBMTBG. Việc áp dụng thang điểm này để phân tầng bệnh nhân UTBMTBG thay cho thang điểm child-pugh sẽ đưa lại nhiều lợi ích trong thực hành lâm sàng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Sung H, Ferlay J, Siegel RL, et al. Global Cancer Statistics 2020: GLOBOCAN Estimates of Incidence and Mortality Worldwide for 36 Cancers in 185 Countries. CA Cancer J Clin. 2021;71(3):209-249. doi:10.3322/caac.21660
2. Okuda K, Ohtsuki T, Obata H, et al. Natural history of hepatocellular carcinoma and prognosis in relation to treatment. Study of 850 patients. Cancer. 1985;56(4):918-928. doi:10.1002/1097-0142(19850815)56:4<918::aid-cncr2820560437>3.0.co;2-e
3. Bộ Y tế. Hướng Dẫn Chẩn Đoán và Điều Trị Ung Thư Biểu Mô Tế Bào Gan Nguyên Phát.; 2012.
4. Lee SK, Song MJ, Kim SH, Park M. Comparing various scoring system for predicting overall survival according to treatment modalities in hepatocellular carcinoma focused on Platelet-albumin-bilirubin (PALBI) and albumin-bilirubin (ALBI) grade: A nationwide cohort study. PloS One. 2019;14(5):e0216173. doi:10.1371/ journal.pone.0216173
5. Hansmann J, Evers MJ, Bui JT, et al. Albumin-Bilirubin and Platelet-Albumin-Bilirubin Grades Accurately Predict Overall Survival in High-Risk Patients Undergoing Conventional Transarterial Chemoembolization for Hepatocellular Carcinoma. J Vasc Interv Radiol JVIR. 2017;28(9):1224-1231.e2. doi:10.1016/j.jvir.2017.05.020
6. Lu LH, Zhang YF, Mu-Yan C, et al. Platelet-albumin-bilirubin grade: Risk stratification of liver failure, prognosis after resection for hepatocellular carcinoma. Dig Liver Dis. 2019;51(10):1430-1437. doi:10.1016/j.dld.2019.04.006
7. Aravind P, Thillai K, Suddle A, et al. Application of ALBI and PALBI score as prognostic variables in hepatocellular carcinoma patients treated with transarterial-chemoembolization. J Clin Oncol. 2017;35(4):241-241. doi:10.1200/JCO.2017.35.4_suppl.241
8. Pang Q, Liu S, Wang L, et al. The Significance of Platelet–Albumin–Bilirubin (PALBI) Grade in Hepatocellular Carcinoma Patients Stratified According to Platelet Count. Cancer Manag Res. 2020;12:12811-12822. doi:10.2147/CMAR.S277013