KHẢO SÁT MẬT ĐỘ XƯƠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN VỚI LOÃNG XƯƠNG TẠI BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN HÀ ĐÔNG

Phạm Thị Uyên 1, Ngô Quỳnh Hoa 1,
1 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát mật độ xương và một số yếu tố liên quan đến mật độ xương của các bệnh nhân được đo mật độ xương tại Bệnh viện Y học cổ truyền Hà Đông. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 201 bệnh nhân (Từ 40-90 tuổi) đo mật độ xương tại Khoa Xét nghiệm và Chẩn đoán hình ảnh Bệnh viện Y học cổ truyền Hà Đông từ tháng 10/2022 đến tháng 3/2023. Kết quả và kết luận: Tuổi trung bình 66,19 ± 9,35uổi, trong đó tỉ lệ nữ/nam là 4. Nhóm nghề nghiệp lao động chân tay chiếm tỉ lệ cao nhất (61,69%), mật độ xương trung bình tại cột sống thắt lưng là -1,64 ± 1,53; tại cổ xương đùi là -1,39 ± 1,06. Tỷ lệ loãng xương cao nhất ở nhóm có thể trạng gầy, chiếm 75%. Một số yếu tố ảnh hưởng đến mật độ xương là tuổi, chiều cao, cân nặng, BMI, tiền sử viêm khớp dạng thấp, sử dụng corticoid, tập luyện thể dục.  

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Hoàng Thị Bích, Trần Thị Tô Châu, Hoàng Thị Phương Nam. Một số yếu tố liên quan đến mật độ xương ở người bệnh cao tuổi tại bệnh viện Lão khoa Trung ương. Tạp chí Y học Việt Nam. 2021; 507(1): 288-292. doi:10.51298/ vmj.v507i1.1380.
2. Nguyễn Thị Mai Hương. Nghiên cứu yếu tố nguy cơ loãng xương và dự báo gãy xương theo mô hình Frax ở nam giới từ 50 tuổi trở lên. Luận án Tiến sĩ Y học, trường Đại học Y Hà Nội. 2012.
3. Nguyễn Thị Ngọc Lan, Trần Ngọc Ân. Bệnh học nội khoa, Tập 1. Nhà xuất bản Y học Hà Nội. 2020: 346-447.
4. Nguyễn Thị Nga. Nghiên cứu mật độ xương ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp sử dụng glucocorticoid. Luận văn Thạc sĩ y học, trường Đại học Y Hà Nội. 2008.
5. Trần Thị Mai Thắng. Khảo sát tình trạng loãng xương và một số yếu tố nguy cơ ở người cao tuổi tại bệnh viện Lão khoa trung ương. Luận văn Thạc sĩ Y học, trường Đại học Y Hà Nội. 2012.
6. Lê Thị Anh Thư. Loãng xương, gãy xương, hormon và một số yếu tố liên quan. Hội nghị thường niên lần thứ VI, Hội loãng xương thành phố Hồ Chí Minh. 2011:7-48.
7. Burge R, Dawson-Hughes B, Solomon DH, Wong JB, King A, Tosteson A. Incidence and economic burden of osteoporosis-related fractures in the United States, 2005–2025. J Bone Miner Res. 2007;22(3): 465-475. doi:10.1359/ jbmr. 061113
8. Curtis EM, van der Velde R, Moon RJ, et al. Epidemiology of fractures in the United Kingdom 1988–2012: Variation with age, sex, geography, ethnicity and socioeconomic status. Bone. 2016;87:19-26. doi:10.1016/j.bone.2016.03.006.
9. Sözen T, Özışık L, Başaran NÇ. An overview and management of osteoporosis. Eur J Rheumatol. 2017;4(1): 46-56. doi: 10.5152/ eurjrheum.2016.048.