ĐẶC ĐIỂM HUYẾT ĐỘNG Ở BỆNH NHÂN SỐC NHIỄM KHUẨN ĐO BẰNG PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH SÓNG MẠCH TẠI TRUNG TÂM HỒI SỨC TÍCH CỰC - BỆNH VIỆN BẠCH MAI

Phạm Kim Lê1, Bùi Thị Hương Giang 1,2
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu đặc điểm huyết động ở bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn đo bằng phương pháp phân tích sóng mạch (PRAM) tại Trung tâm Hồi sức tích cực – Bệnh viện Bạch Mai. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả tiến cứu được thực hiện tại Trung tâm Hồi sức tích cực Bệnh viện Bạch Mai trên 30 bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn thở máy từ tháng 1/2023- 8/2023. Chẩn đoán sốc nhiễm khuẩn theo tiêu chuẩn của Surviving Sepsis Campaign 2016. Bệnh nhân được thu thập các số liệu chung về tuổi, giới, cân nặng, mạch, huyết áp, CVP, liều thuốc vận mạch. Các thông số huyết động đo bằng phương pháp phân tích sóng mạch qua catheter động mạch sử dụng máy Mostcare: CO, CI, SVI, SVRI, PPV, SVV, CCE, dP/dtmax. Kết quả: Nghiên cứu được thực hiện trên 30 bệnh nhân với tỷ lệ nam/nữ là 3,2/1. Tuổi của các bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn trong nghiên cứu là 54.6 ± 18.5 (20 - 88) tuổi. Cung lượng tim ở bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn trong nghiên cứu là 5.67 ± 1.22 lít/phút, sức cản mạch hệ thống là 1700.63 ± 556 dyne.s.m2.cm5. Trong nhóm nghiên cứu có 19 bệnh nhân (63%) tiên lượng có đáp ứng bù dịch (PPV > 9%), SVV là 13.07 ± 7.97 %, chỉ số SVV ở nhóm có tiên lượng đáp ứng bù dịch là 16.42 ± 7.66 % cao hơn có ý nghĩa so với nhóm tiên lượng không đáp ứng bù dịch. Kết luận: 100% bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn có giảm sức cản mạch hệ thống, đa số bệnh nhân có cung lượng tim trong giới hạn bình thường. Trong nhóm nghiên cứu có 63% bệnh nhân tiên lượng có đáp ứng bù dịch. Mạch, lactat máu ở nhóm tiên lượng có khả năng đáp ứng bù dịch cao hơn. SVV, dP/dtmax ở nhóm tiên lượng đáp ứng bù dịch thấp hơn và có ý nghĩa so với nhóm tiên lượng không đáp ứng bù dịch.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Abraham, E.; Shoemaker, W. C.; Cheng, P. H. Cardiorespiratory Responses to Fluid Administration in Peritonitis. Crit. Care Med. 1984, 12 8, 664–668. https://doi.org/10.1097/00003246 -198408000-00013.
2. Chung, F.-T.; Lin, S.-M.; Lin, S.-Y.; Lin, H.-C. Impact of Extravascular Lung Water Index on Outcomes of Severe Sepsis Patients in a Medical Intensive Care Unit. Respir. Med. 2008, 102 7, 956–961.https://doi.org/10.1016/j.rmed.2008. 02.016.
3. Martin, G. S.; Eaton, S.; Mealer, M.; Moss, M. Extravascular Lung Water in Patients with Severe Sepsis: A Prospective Cohort Study. Crit. Care Lond. Engl. 2005, 9 2, R74-82. https://doi.org/ 10.1186/cc3025.
4. Romagnoli et al. (2013) FloTrac/Vigileo(TM) (third generation) and MostCare((R))/PRAM versus echocardiography for cardiac output estimation in vascular surgery. Journal of Cardiothoracic and Vascular Anesthesia. 2013;27: 1114–1121. doi: 10.1053/j.jvca.2013.04.017.
5. Scolletta, Sabino (2016). Comparison Between Doppler-Echocardiography and Uncalibrated Pulse Contour Method for Cardiac Output Measurement. Critical Care Medicine, 44(7), 13701379.
6. Singer, M., Deutschman, C.S., Seymour, C.W., et al. (2016) The Third International Consensus Definitions for Sepsis and Septic Shock (Sepsis-3). The Journal of the American Medical Association, 315, 801-810.