ẢNH HƯỞNG CỦA THÓI QUEN NGUY CƠ LÊN TÌNH TRẠNG TỔN THƯƠNG NIÊM MẠC MIỆNG Ở NHÓM CƯ DÂN 40 TUỔI TRỞ LÊN TẠI HUYỆN IAPA, TỈNH GIA LAI

Hoàng Trọng Hùng 1,, Nguyễn Duy Phú 1, Đào Quang Khải 1
1 Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu này khảo sát mối liên quan giữa các thói quen nguy cơ với các tổn thương niêm mạc miệng lành tính hoặc tiềm năng ác tính và ung thư hốc miệng trong một nhóm người dân tộc thiểu số trên 40 tuổi ở huyện Iapa, tỉnh Gia Lai. Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả được thực hiện với một nhóm người dân tộc thiểu số từ 40 tuổi trở lên ở 4 xã được chọn ngẫu nhiên thuộc huyện Iapa, tỉnh Gia Lai. Dữ liệu về tuổi, giới tính, thói quen chải răng, hút thuốc lá, uống rượu bia và nhai trầu được thu thập. Các tổn thương niêm mạc miệng được ghi nhận và chẩn đoán bởi các bác sĩ bệnh học miệng đã được huấn luyện định chuẩn. Dữ liệu được nhập và xử lý bằng Excel 2010 và SPSS 20.0. Kết quả: 256 người dân đã tham gia nghiên cứu, trong 75,8% có thói quen hút thuốc lá và 83,2% có thói quen uống rượu. Những người hút thuốc từ 20 năm trở lên hoặc hút trên 10 điếu thuốc mỗi ngày có nguy cơ mắc viêm miệng do hút thuốc cao hơn so với những người hút ít hơn hoặc không hút (p < 0,05). Những người hút từ 20 năm trở lên cũng có nguy cơ mắc các tổn thương niêm mạc tiềm năng ác tính cao gấp 4,56 lần nhóm còn lại (p = 0,039). Người có cả hai thói quen hút thuốc và uống rượu có nguy cơ xuất hiện tổn thương niêm mạc miệng tiềm năng ác tính và ung thư hốc miệng cao gấp 5,58 lần so với những người không có cùng lúc hai thói quen này (p = 0,012). Kết luận: Các thói quen nguy cơ gồm hút thuốc lá và uống rượu đang phổ biến trong cộng đồng được nghiên cứu và có các mối liên quan với tổn thương viêm miệng do hút thuốc cũng như các tổn thương niêm mạc miệng tiềm năng ác tính và ung thư hốc miệng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Thị Hồng, Trần Thị Kim Cúc, Nguyễn Thị Phương Thảo, Nguyễn Chấn Hùng (2007), "Tình hình UTHM qua các nghiên cứu tại Bệnh Viện Ung Bướu TP. HCM (1996-2006)", Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, tập 11 (phụ bản số 4).
2. Nguyễn Phan Thế Huy, Trần Ngọc Liên, Nguyễn Đức Tuấn, Trần Minh Cường, Võ Đắc Tuyến, Nguyễn Thị Nguyệt Ánh, Nguyễn Thị Hồng (2017), “Phát hiện tổn thương niêm mạc miệng trên nhóm nguy cơ cao tại Tp.HCM bằng khám lâm sàng và nghiệm pháp tự phát huỳnh quang”, Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, phụ bản tập 21, số 2, tr.138-144.
3. Ngô Đồng Khanh (2000), Tổn thương tiền ung thư và ung thư miệng ở miền Nam Việt Nam: khảo sát dịch tễ và phân tích các yếu tố nguy cơ, Luận án Tiến sĩ Y học, Đại học Y Dược Tp.HCM.
4. Chher T., Hak S., Kallarakkal T. G., et al. (2018), “Prevalence of oral cancer, oral potentially malignant disorders and other oral mucosal lesions in Cambodia”, Ethn Health, 23, pp.1-15.
5. Chung C.H., Yang Y.H., Wang T.Y, Shieh T.Y., Warnakulasuriya S. (2005), “Oral precancerous disorders associated with areca betel chewing, smoking and alcohol drinking in southern Taiwan”, J Oral Pathol Med, 34, pp. 460-6.
6. Ghanaei F.M., Joukar F., Rabiei M., Dadashzadeh A., Kord Valeshabad A. (2013), "Prevalence of oral mucosal lesions in an adult Iranian population", Iran Red Crescent Med J, 15(7), pp.600-4.
7. Pentenero M., Broccoletti R., Carbone M., Conrotto D., Gandolfo S. (2008), “The prevalence of oral mucosal lesions in aldults from the Turin area”, Oral Diseases, 14, pp.356-366.
8. Warnakulasuriya S. (2009), “Global epidemiology of oral and oropharyngeal cancer”, Oral Oncol, 45, pp.309-16.