HIỆU QUẢ NGẮN HẠN CỦA CAN THIỆP BĂNG DÁN KINESIO TRONG PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHO BỆNH NHÂN VIÊM QUANH KHỚP VAI THỂ ĐƠN THUẦN

Nguyễn Ngọc Ánh Trang 1, Nguyễn Hoài Nam 1,
1 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả ngắn hạn của can thiệp băng dán Kinesio trên bệnh nhân viêm quanh khớp vai thể đơn thuần. Đối tượng và Phương pháp nghiên cứu: Thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có nhóm chứng, không mù trên 80 bệnh nhân viêm quanh khớp vai thể đơn thuần tại Khoa Phục hồi chức năng – Bệnh viện Đại học Y Hà Nội trong thời gian từ tháng 11/2022 tới tháng 6/2023. Đánh giá thang điểm đau VAS-100, thang điểm chức năng đau và giảm vận động khớp vai SPADI, đo tầm vận động của động tác gấp và dạng tại các thời điểm ban đầu, 3 ngày, 7 ngày. Kết quả: Nhóm can thiệp, mức độ đau theo thước đo VAS (100mm) từ 57,2 xuống 31,4 và nhóm chứng giảm từ 59,9 xuống 46,7, cả hai đều có ý nghĩa thống kê với p<0,01. Về thang điểm đau và giảm chức năng vai (SPADI), chức năng khớp vai được cải thiện đáng kể ở nhóm can thiệp, từ 44,8 tại thời điểm ban đầu xuống 26,25 tại thời điểm ngày thứ 7 sau can thiệp. Về tầm vận động (TVĐ), can thiệp chỉ cho thấy hiệu quả trên động tác gấp. Trung bình ở nhóm can thiệp, TVĐ của động tác gấp tăng từ 138 độ lên 159 độ, trong khi ở nhóm chứng tăng thấp hơn (từ 133,7 độ lên 148,9 độ). Kết luận: Băng dán Kinesio có hiệu quả trong việc giảm đau, tăng khả năng vận động của khớp, phục hồi chức năng trên bệnh nhân viêm quanh khớp vai thể đơn thuần.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. De Oliveira FCL, Pairot de Fontenay B, Bouyer LJ, Desmeules F, Roy J-S. Kinesiotaping for the Rehabilitation of Rotator Cuff–Related Shoulder Pain: A Randomized Clinical Trial. Sports Health. 2021;13(2):161-172.
2. Desjardins-Charbonneau A, Roy J-S, Dionne CE, Frémont P, MacDermid JC, Desmeules F. The efficacy of manual therapy for rotator cuff tendinopathy: a systematic review and meta-analysis. Journal of orthopaedic & sports physical therapy. 2015;45(5):330-350.
3. Djordjevic OC, Vukicevic D, Katunac L, Jovic S. Mobilization with movement and kinesiotaping compared with a supervised exercise program for painful shoulder: results of a clinical trial. Journal of manipulative and physiological therapeutics. 2012;35(6):454-463.
4. Drouin JL, McAlpine CT, Primak KA, Kissel J. The effects of kinesiotape on athletic-based performance outcomes in healthy, active individuals: a literature synthesis. The Journal of the Canadian Chiropractic Association. 2013; 57(4):356.
5. Luime J, Koes B, Hendriksen I, et al. Prevalence and incidence of shoulder pain in the general population; a systematic review. Scandinavian journal of rheumatology. 2004; 33(2):73-81.
6. McLaren C, Colman Z, Rix A, Sullohern C. The effectiveness of scapular taping on pain and function in people with subacromial impingement syndrome: a systematic review. International Musculoskeletal Medicine. 2016;38(3-4):81-89.
7. Saracoglu I, Emuk Y, Taspinar F. Does taping in addition to physiotherapy improve the outcomes in subacromial impingement syndrome? A systematic review. Physiotherapy theory and practice. 2018;34(4):251-263.
8. Thelen MD, Dauber JA, Stoneman PD. The clinical efficacy of kinesio tape for shoulder pain: a randomized, double-blinded, clinical trial. journal of orthopaedic & sports physical therapy. 2008; 38(7):389-395.