MỐI LIÊN QUAN GIỮA ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH SỎI THẬN VỚI KẾT QUẢ KỸ THUẬT TÁN SỎI QUA DA ĐƯỜNG HẦM NHỎ TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 103

Lê Huy Ngọc 1,, Trần Văn Hinh 2, Phạm Quang Vinh 2
1 Bệnh viện Hữu Nghị Đa khoa Nghệ An
2 Bệnh viện Quân Y 103

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá mối liên quan giữa đặc điểm hình ảnh sỏi thận với kết quả kỹ thuật tán sỏi qua da đường hầm nhỏ tại Bệnh viện Quân y 103. Đối tượng, phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu mô tả, theo dõi dọc, không đối chứng trên 289 bệnh nhân (BN) được điều trị sỏi thận bằng phương pháp tán sỏi qua da đường hầm nhỏ (mini-PCNL) tại Bệnh viện Quân y 103 từ 7/2017 đến 7/2019. Kết quả: Kết quả sạch sỏi của bệnh nhân giảm dần theo kích thước sỏi thận, hiệu quả sạch sỏi cao nhất ở nhóm kích thước L ≤ 3 (cm), với tỉ lệ 94,02-100%. Kết quả điều trị chung của bệnh nhân giảm dần theo kích thước sỏi thận, kết quả điều trị chung “Tốt” theo nghiên cứu cao nhất ở nhóm kích thước L ≤ 3 (cm) với tỉ lệ 91,52-100%. Nhóm BN có 1 viên sỏi có tỉ lệ sạch sỏi sau mổ cao nhất với tỉ lệ 88,83%. Kết quả sạch sỏi cao nhất ở nhóm S0, S1với tỉ lệ trên 99%. Nhóm BN có sỏi không chồng hình trên phim KUB và không phân bố vào các đài nhỏ có tỉ lệ sạch sỏi cao hơn so với nhóm BN có sỏi chồng hình và phần bố vào các đài nhỏ. Mức độ cản quang của sỏi không ảnh hưởng đến tỉ lệ sạch sỏi. Kết luận: Kích thước, số lượng, vị trí của sỏi và các đặc điểm sỏi chồng hình trên phim KUB và phân bố vào các đài nhỏ có liên quan tới tỉ lệ thành công của kỹ thuật mini-PCNL.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Văn Truyện, Vũ Thanh Tùng, Phạm Đình Hoài Vũ (2018), "Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi lấy sỏi qua da qua đường hầm nhỏ vào thận tại bệnh viện đa khoa thống nhất Đồng Nai". Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, 22(2), pp. 108-15.
2. Hoàng Long, Trần Quốc Hoà,Nguyễn Đình Liên (2017), "Tán sỏi qua da đường hầm nhỏ dưới sự hướng dẫn bằng siêu âm, lựa chanọn tối ưu trong điều trị sỏi đài bể thận". Tạp chí Y dược học - Trường Đại Học Y Dược Huế, pp. 304-314.
3. F. Rocco, A. Mandressi, P. Larcher (1984). Surgical Classification of Renal Calculi. Eur. Urol. 10: 121-123.
4. A. Gücük, U. Uyetürk, U. Oztürk. et al. (2012), "Does the Hounsfield unit value determined by computed tomography predict the outcome of percutaneous nephrolithotomy?". J Endourol, 26(7), pp. 792-6.
5. Vũ Ngọc Quyết (2021), Đánh giá kết quả tán sỏi thận qua da theo phương pháp đường hầm nhỏ tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Giang. Ngoại khoa, Đại học Y Hà Nội.
6. Bo Xiao, X.Z., Wei-Guo Hu et al. (2015), “Mini-percutaneous Nephrolitothomy Under Total Ultrasonography in Patient Aged Less Than 3 Years: A Single- center Initial Experience from China”, Chinese Medical Journal, vol 128 (12), pp. 1596- 1600.
7. Sanjay Khadgi et at. (2021) “Comparison of standard- and mini-percutaneous nephrolithotomy for staghorn stones”, Arab journal of urology 2021, vol. 19, no. 2, 147–151.
8. Sarwar Noori Mahmood (2022) “Evaluation of mini-PCNL and RIRS for renal stones 1–2 cm in an economically challenged setting: A prospective cohort study”, Annals of Medicine and Surgery 81 (2022) 104235.