TỔNG QUAN KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ U NGUYÊN BÀO TẠO MEN BẰNG KĨ THUẬT NẠO VÉT (DREDGING)

Phạm Thị Thư 1, Đặng Triệu Hùng 2,, Hoàng Ngọc Lan 3, Nguyễn Đức Hoàng 2, Tạ Thành Đông 2, Trần Kiều Anh 2
1 Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định
2 Trường Đại học Y Hà Nội
3 Bệnh viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Tổng quan các nghiên cứu đánh giá kết quả điều trị u nguyên bào tạo men bằng kĩ thuật nạo vét (Dredging). Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tổng quan được thực hiện với tài liệu tìm kiếm từ cơ sở dữ liệu điện tử PubMed và ScienceDirect dạng tiếng Anh và tiếng Nhật. Câu hỏi nghiên cứu được đặt ra là: Hiệu quả kĩ thuật nạo vét (Dredging) khi điều trị u nguyên bào tạo men xương hàm như thế nào? Kết quả: Có 12 nghiên cứu đủ tiêu chuẩn đưa vào nghiên cứu. Có 5 nghiên cứu bàn về tính cân xứng của khuôn mặt sau điều trị, trong đó có 3 nghiên cứu đạt hiệu quả, với thời gian theo dõi sau điều trị trung bình từ 6 tháng – 5 năm. Tất cả 12 nghiên cứu đều bàn đến sự lành thương xương trên phim Xquang sau điều trị, trong đó có 7 nghiên cứu (58,3%) cho thấy sự hiệu quả điều trị. Vấn đề tê bì dị cảm có 6 nghiên cứu đề cập đến, trong đó có 4 nghiên cứu có biến chứng này sau điều trị và do vậy điều trị chưa đạt hiệu quả. Kết luận: Kỹ thuật nạo vét (Dredging) là một trong những phương pháp điều trị bảo tồn cho thấy kết quả điều trị thuận lợi. Biến chứng sau điều trị thường gặp nhất của kỹ thuật này là hiện tượng tê bì dị cảm vùng mặt, và phương pháp đòi hỏi thời gian theo dõi sau điều trị lâu dài để đảm bảo việc loại bỏ hoàn toàn khối u và giảm thiểu tối đa tỉ lệ tái phát. Do vậy, bác sĩ cần cân nhắc đặc điểm khối u và yếu tố của bệnh nhân trước điều trị, đặc biệt là mức độ hợp tác để đảm bảo hiệu quả điều trị lâu dài của kỹ thuật nạo vét.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Hoàng Tử Hùng, Mô phôi Răng Miệng. 2021: Nhà xuất bản y học Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Chana JS, C.Y., Wei FC, et al.,, Segmental mandibulectomy and immediate free fibula osteoseptocutaneous flap reconstruction with endosteal implants: an ideal treatment method for mandibular ameloblastoma. Plast Reconstr Surg, 2014. 113: p. 80-87.
3. Reichart P.A., P.H.P., Sonner S.,, Ameloblastoma: biological profile of 3677 cases. Eur J Cancer B Oral Oncol, 1995. 31B: p. 86-99.
4. Yoichi Ohiro, “Dredging Method” - An Alternative Conservative Treatment of Ameloblastoma, in 11th International Conference on Dental Science and Education “New challenges and opportunities in Dentistry 2021”. 2021.
5. Shakilur Rahman, A. and I. Haider, Ameloblastoma of the jaws: A retrospective observational study of 131 cases at a tertiary level hospital in Bangladesh. Journal of Dental Research and Review, 2022. 9(1): p. 59-65.
6. Nowair, I.M. and M.K. Eid, A modified surgical approach for the treatment of mandibular unicystic ameloblastoma in young patients. Journal of Cranio-Maxillofacial Surgery, 2020. 48(2): p. 148-155.
7. Kakuguchi, W., et al., Application of the dredging method in a case of recurrent ameloblastoma that had spread over a large region of the mandible. Journal of Oral and Maxillofacial Surgery, Medicine, and Pathology, 2020. 32(1): p. 44-48.
8. Sadat, S. and M. Ahmed, "Dredging Method" - A Conservative Surgical Approach for the Treatment of Ameloblastoma of Jaw. Journal of Bangladesh College of Physicians and Surgeons, 2011. 29(2): p. 72-77.