VAI TRÒ CỦA KÍCH THÍCH TỪ TRƯỜNG XUYÊN SỌ TRONG TIÊN LƯỢNG PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHI TRÊN Ở BỆNH NHÂN NHỒI MÁU NÃO

Lê Thị Duyên 1,, Nguyễn Thị Kim Liên 1,2, Lương Tuấn Khanh 3
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức
3 Bệnh viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả vai trò của kích thích từ trường xuyên sọ trong tiên lượng phục hồi chức năng chi trên ở bệnh nhân sau đột quỵ nhồi máu não. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu tiến cứu, mô tả trên 80 bệnh nhân nhồi máu não lần đầu điều trị tại trung tâm phục hồi chức năng bệnh viện Bạch Mai từ 17/10/2022 đến 28/05/2023. 80 bệnh nhân được chia làm hai nhóm MEP (+) và MEP (-), đánh giá tại thời điểm nhập viện và sau 4 tuần nhập viện. Kết quả: Tuổi trung bình là 63,33 ± 11,358 với tỷ lệ nam chiếm ưu thế (60%). Mức cải thiện điểm ARAT sau 4 tuần ở nhóm MEP (+) và MEP (-) lần lượt là là 23,89 và 8,67 điểm. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p=0,000. Mức cải thiện điểm BI sau 4 tuần ở nhóm MEP (+) và MEP (-) lần lượt là là 49,71 và 27,11. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p=0,000. Kết luận: Từ trường xuyên sọ có vai trò trong tiên lượng phục hồi chức năng chi trên ở bệnh nhân nhồi máu não.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. America Heart Assosiation (1999). 2000 Heart and stroke statistical update, 13.
2. Loubinoux, I. et al. Correlation between cerebral reorganization and motor recovery after subcortical infarcts. NeuroImage 20, 2166–2180 (2003).
3. Wade, D. T., Wood, V. A. & Hewer, R. L. Recovery after stroke--the first 3 months. J. Neurol. Neurosurg. Psychiatry 48, 7–13 (1985).
4. Nguyễn Văn T., Cao Minh C. Nghiên cứu một số yếu tố tiên lượng tử vong do tai biến mạch máu não. Tạp chí Y học Quân sự. 2005;3(234):8-9.
5. Nguyễn Thị Bảo Liên. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và các yếu tố nguy cơ của bệnh nhồi máu não. Y học thực hành. 2013;5(870).
6. Lê Văn Tâm. Nghiên cứu nồng độ Lipoprotein Associated Phospholipase A2 huyết thanh ở bệnh nhân nhồi máu não giai đoạn cấp. Luận án Tiến sĩ Y học, Đại học Y dược Huế. Published online 2016.
7. Van der Lee, J. H., Beckerman, H., Lankhorst, G. J. & Bouter, L. M. The responsiveness of the Action Research Arm test and the Fugl-Meyer Assessment scale in chronic stroke patients. J. Rehabil. Med. 33, 110–113 (2001).
8. Schambra, H. M. et al. Differential Poststroke Motor Recovery in an Arm Versus Hand Muscle in the Absence of Motor Evoked Potentials. Neurorehabil. Neural Repair 33, 568–580 (2019).