ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ KÍCH THÍCH THẦN KINH CHÀY SAU QUA DA SO VỚI SOLIFENACIN CHO BỆNH NHÂN BÀNG QUANG TĂNG HOẠT SAU ĐỘT QUỴ NÃO
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Để so sánh hiệu quả của phương pháp kích thích thần kinh chày sau qua da và solifenacin trong điều trị bàng quang tăng hoạt (OAB) sau đột quỵ não. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Can thiệp ngẫu nhiên có đối chứng trên 52 bệnh nhân bị OAB sau đột quỵ não tại Trung tâm phục hồi chức năng bệnh viện Bạch Mai từ 17/10/2022 đến 28/05/2023. Các đối tượng được lựa chọn, chia ngẫu nhiên vào 2 nhóm (can thiệp - đối chứng), trong đó nhóm can thiệp được điều trị bằng kích thích thần kinh chày sau qua da (tTNS) 3 buổi một tuần trong 4 tuần, nhóm đối chứng được điều trị bằng Solifenacin 5mg trong 4 tuần. Các bệnh nhân được đánh giá thang điểm OABSS, nhật ký đi tiểu, thang đánh giá mức độ hài lòng người bệnh VAS thời điểm trước can thiệp, sau can thiệp 4 tuần. Kết quả: Thay đổi điểm OABSS trước – sau điều trị của nhóm nghiên cứu là 1.85 ± 0.27 kém hơn nhóm đối chứng là 2.92 ± 0.35 (p<0.05). Sự thay đổi triệu chứng tiết niệu của nhóm nghiên cứu dựa trên nhật ký đi tiểu tương đương nhóm đối chứng về số lần tiểu đêm/24h (1.57 và 1.74), số số lần tiểu gấp/24h (1.21 và 1,62), số lần són tiểu/24h (0.82 và 1.25) (p>0.05). Nhóm nghiên cứu có mức độ hài lòng theo thang điểm VAS cao hơn nhóm đối chứng (7.23 và 5.95) (p<0.05). Kết luận: Áp dụng kích thích thần kinh chày sau qua cho bệnh nhân bàng quang tăng hoạt sau đột quỵ não làm giảm triệu chứng bàng quang tăng hoạt, mang lại hiệu quả thấp hơn so với điều trị bằng Solifenacin 5mg, tuy nhiên có mức độ hài lòng cao hơn. Kết quả này gợi ý một lựa chọn can thiệp hiệu quả, ít tác dụng phụ trong tương lai.
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
2. Chen G, Liao L, Li Y. The possible role of percutaneous tibial nerve stimulation using adhesive skin surface electrodes in patients with neurogenic detrusor overactivity secondary to spinal cord injury. Int Urol Nephrol. 2015;47(3): 451-455. doi:10.1007/s11255-015-0911-6
3. Majdinasab N, Orakifar N, Kouti L, Shamsaei G, Seyedtabib M, Jafari M. Solifenacin versus posterior tibial nerve stimulation for overactive bladder in patients with multiple sclerosis. Front Neurosci. 2023;17: 1107886. doi: 10.3389/ fnins. 2023.1107886
4. McClurg D, Elders A, Hagen S, et al. Stimulation of the tibial nerve-a randomised trial for urinary problems associated with Parkinson’s-the STARTUP trial. Age Ageing. 2022;51(6): afac114. doi: 10.1093/ageing/afac114
5. Monteiro ÉS, de Carvalho LBC, Fukujima MM, Lora MI, do Prado GF. Electrical stimulation of the posterior tibialis nerve improves symptoms of poststroke neurogenic overactive bladder in men: a randomized controlled trial. Urology. 2014;84(3): 509-514. doi: 10.1016/ j.urology.2014.05.031
6. Pyo H, Kim BR, Park M, Hong JH, Kim EJ. Effects of Overactive Bladder Symptoms in Stroke Patients’ Health Related Quality of Life and Their Performance Scale. Ann Rehabil Med. 2017;41(6): 935-943. doi:10.5535/arm.2017.41.6.935
7. Sayner AM, Rogers F, Tran J, Jovanovic E, Henningham L, Nahon I. Transcutaneous Tibial Nerve Stimulation in the Management of Overactive Bladder: A Scoping Review. Neuromodulation. Published online June 7, 2022: S1094-7159(22) 00630-4. doi: 10.1016/ j.neurom. 2022.04.034
8. Xiong SC, Peng L, Hu X, Shao YX, Wu K, Li X. Effectiveness and safety of tibial nerve stimulation versus anticholinergic drugs for the treatment of overactive bladder syndrome: a meta-analysis. Ann Palliat Med. 2021;10(6): 6287-6296. doi: 10.21037/apm-21-339