SO SÁNH HIỆU QUẢ GIẢM ĐAU SAU MỔ LẤY THAI CỦA GÂY TÊ NGOÀI MÀNG CỨNG BẰNG ROPIVACAIN NỒNG ĐỘ 0.1% VỚI 0.125% PHỐI HỢP FENTANYL

Trần Thế Quang 1,, Nguyễn Tuấn Anh 1, Phan Lạc Tiến 1
1 Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 150 sản phụ được giảm đau sau mổ lấy thai bằng gây tê ngoài màng cứng với ropivacain 0,1% và ropivacain 0,125% phối hợp với fentanyl chia làm 2 nhóm. Kết quả: Để đạt tác dụng giảm đau sau mổ của ropivacain 0,125% tương đương với ropivacain 0,1% (điểm VAS ở trạng thái tĩnh và VAS ở trạng thái động tương đương nhau ở 24 giờ đầu và 24h giờ tiếp theo) tổng lượng thuốc ropivacaine ở ca 2 nhóm trong 24h đầu là tương đương nhau (Tổng lượng thuốc sử dụng trong 24h giờ đầu của nhóm ropivacain 0,125% và ropivacaine 0,1% lần lượt là 185,6 ± 47,2 mg và 181,3 ± 35,9); ropivacain 0,125% gây tê chân nhiều hơn so với ropivacain 0,1% (Tỉ lệ tê bì chân ở nhóm ropivacaine 0,125% và ropivacaine 0,1% lần lượt là 13,3% và 1,33%), trong khi các tác dụng không mông muốn khác không có sự khác biệt. Kết luận: ropivacain 0,125% có tác dụng giảm đau sau mổ lấy thai tương đương so với ropivacain 0,1% khi gây tê ngoài màng cứng. Tuy nhiên, ở nồng độ  ropivacaine 0,125% gây tê bì chân nhiều hơn so với ropivacaine 0,1%.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Patil SS, Kudalkar AG, Tendolkar BA. Comparison of continuous epidural infusion of 0.125% ropivacaine with 1 μg/ml fentanyl versus 0.125% bupivacaine with 1 μg/ml fentanyl for postoperative analgesia in major abdominal surgery. J Anaesthesiol Clin Pharmacol. 2018 Jan-Mar;34(1):29-34
2. Pouzeratte Y, Delay JM, Brunat G, Boccara G, Vergne C, Jaber S, Fabre JM, Colson P, Mann C. Patient-controlled epidural analgesia after abdominal surgery: ropivacaine versus bupivacaine. Anesth Analg. 2001 Dec;93(6):1587-92, table of contents. doi: 10.1097/00000539-200112000-00055. PMID: 11726450.
3. Nguyễn Thị Kim Chung (2015), “Nghiên cứu tác dụng giảm đau sau mổ cắt tử cung hoàn toàn đường bụng bằng hỗn hợp ropivacain - fentanyl qua catheter ngoài màng cứng bệnh nhân tự điều khiển”, Luận văn Chuyên khoa II, chuyên ngành Gây mê hồi sức, Học viện quân y.
4. A Chandra Sekhar Reddy, Neha Singh, Parandi Bhaskar Rao (2014), “Randomized double blind controlled study of ropivacaine versus bupivacaine in combined spinal epidural anesthesia”. Anaesth, Pain & intensive care; vol 17(2) May-Aug.
5. Peter S. Hodgson, and Spencer S. Liu (2001), “A comparison of ropivacain with fentanyl to bupivacain with fentanyl for postoperative patient-controlled epidural analgesia”. Anesth Analg; 92: pp. 1024-1028.
6. Snigdha Paddalwar (2013), “A randomized, double-blind, controlled study comparing Bupivacaine 0.125% and Ropivacaine 0.125%, both with Fentanyl 2 mcg/ml, for labor epidural analgesia”. Indian Journal of Pain; September-December; Vol 27: Issue 3.